You are here

Đại hội cơ sở Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam

Tác giả: 
Thanh Nhã

Ngày 8 tháng 6 năm 2020, tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã tổ chức Đại hội cơ sở Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, gồm 57 hội viên gồm các chuyên ngành Sáng tác, Lý luận, Biểu diễn và Đào tạo, nhằm đánh giá tổng kết công tác nhiệm kỳ (2015-2020) và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ (2020-2025), bầu Đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc khóa X Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Tới dự Đại hội có: PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam; Thiếu tướng, nhạc sĩ Đức Trịnh – Phó Chủ tịch Thường trực Hội; NSND Phạm Ngọc Khôi – Phó Chủ tịch Hội; nhà Lý luận Phê bình Nguyễn Thị Minh Châu – Phó Chủ tịch Hội; các thành viên Ban chỉ đạo, Ban tổ chức Đại hội...

Đại hội đã bầu ra Đoàn Chủ tịch để điều hành Đại hội gồm: PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân; Thiếu tướng, nhạc sĩ Đức Trịnh; NSND Phạm Ngọc Khôi.

PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã phát biểu định hướng cho Đại hội. Ông khẳng định Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam là một nơi đào tạo tốt nhất, hội tụ nhiều hội viên của Hội gồm nhiều Giáo sư, Phó Giáo sư, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, các nghệ sĩ biểu diễn… làm công tác giảng dạy các bộ môn như thanh nhạc, piano, violon, nhạc cụ dân tộc truyền thống… đã đồng hành cùng Hội Nhạc sĩ Việt Nam trong nhiều năm qua. Trong tương lai, các nhà giáo cần phát hiện, bồi dưỡng đào tạo thêm nhiều các nhạc sĩ trẻ, các giảng viên trẻ, để tập hợp vào hang ngũ tổ chức của Hội lớn mạnh, với tinh thần đoàn kết thống nhất, cùng chí hướng để phấn đấu cho nền nghệ thuật âm nhạc Việt Nam chuyên nghiệp, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phục vụ cho nhân dân, phục vụ cho công cuộc đổi mới của đất nước.

Tại Đại hội, một số nhạc sĩ đã phát biểu đóng góp các ý kiến chất lượng:

Nhạc sĩ Đinh Quang Hợp có ý kiến về công tác đào tạo chuyên ngành sáng tác âm nhạc tại Học viện. Ông khẳng định Học viện là nơi đào tạo cơ bản nhất về âm nhạc, đã đào tạo được nhiều thế hệ các nhạc sĩ, nghệ sĩ nối tiếp. Cần củng cố đội ngũ giáo viên dạy về chuyên ngành sáng tác, cần soạn lại giáo trình cơ bản, mang tính chất học thuật âm nhạc bác học đúng nghĩa, để học sinh, sinh viên có được tư duy ban đầu. Về việc chấm thi Giải âm nhạc của Hội, cần tổ chức các vòng sơ khảo ở địa phương, sau đó mới chấm chung khảo ở Hà Nội, để giảm thiểu những tác phẩm chất lượng thấp. Các tác phẩm được giải cần có kế hoạch tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

PGS.TS Nguyễn Thị Nhung có ý kiến về các bài báo lý luận trong thời gian vừa qua còn thưa thớt, cần có những cải tiến trong việc khuyến khích hội viên chuyên ngành lý luận tham gia viết bài, cần có các công trình lý luận lớn ở các viện nghiên cứu, học viện; quan tâm đến âm nhạc dân gian, các công trình dài hơi.

NSND Nguyễn Thị Thanh Tâm có ý kiến về hoạt động của Câu lạc bộ Đàn Bầu thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam, hàng năm Câu lạc bộ tổ chức đều các cuộc hội thảo, các buổi biểu diễn Đàn Bầu. Thời gian vừa qua có những khó khăn về kinh phí, các nhạc sĩ sáng tác cho Đàn Bầu nhưng nhiều tác phẩm chưa được biểu diễn, mong muốn tổ chức được Festival Đàn Bầu.

PGS.TS Nguyễn Huy Phương có ý kiến về lĩnh vực đào tạo, để có một đội ngũ nhạc sĩ có chất lượng thì việc đầu tiên phải bắt đầu cái gốc của nó là công tác đào tạo và công tác đạo tạo là một mắt xích quan trọng, đào tạo tốt thì ta sẽ có lớp nhạc sĩ giỏi, có tác phẩm chất lượng và mới tiếp tục “nuôi dưỡng” đội ngũ nghệ sĩ biểu diễn được. Ở đây, chúng ta bị mất cái mắt xích giữa hai mối liên kết: sáng tác – biểu diễn, đây có lẽ là mối liên kết giữa Học viện Âm nhạc và Hội Nhạc sĩ Việt Nam cần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết mà thời gian vừa qua đã hơi bị xao nhãng. Nhạc viện hiện nay rất thiếu các khoa chuyên ngành như đàn Dân tộc, đàn phương Tây, thiếu tác phẩm của các nhạc sĩ Việt Nam viết cho nhạc cụ mang tâm hồn Việt để các em học sinh hệ Trung cấp và Đại học bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn. Nhà trường cần củng cố lại chương trình học của các bộ môn, các ngành hệ Trung cấp và hệ Đại học trong thời gian tới, cần khuyến khích các nhạc sĩ Việt Nam viết tác phẩm cho các nhạc cụ.

NSND Mai Phương có ý kiến về lĩnh vực âm nhạc truyền thống. Cần tổ chức các cuộc thi riêng cho các nhạc cụ truyền thống và có mặt tất cả các loại đàn, có các cuộc hội thảo về cây đàn truyền thống Việt Nam, tuyên tryền phổ biến rộng rãi, bảo tồn và phát triển. Cần có sự liên kết giữa các trường đào tạo và các nhà hát để tuyển được những nghệ sĩ giỏi.

*

Đại hội đã thành công và bầu được 30 đại biểu đi dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Khóa X (nhiệm kỳ 2020 - 2025) tại Thủ đô Hà Nội năm 2020:

GS Chu Minh; NGND Dương Viết Á; NGND Thái Thị Liên; NGND Trần Thu Hà; NGND Từ Sơn Hải; NGND Nguyễn Thế Dân; NSND Nguyễn Thiếu Hoa; NGND Vũ Hướng; NSND Đỗ Quốc Hưng; NSND Vũ Thị Mai Phương; NSND Đặng Thái Sơn, NSND Nguyễn Thị Thanh Tâm; NSND Ngô Văn Thành; nhạc sĩ Đinh Quang Hợp; Nguyễn Mai Anh; PGS.TS Nguyễn Trọng Ánh; Nguyễn Hòa Bình; NSƯT Bùi Lệ Chi; Hà Đình Cường; Cù Lệ Duyên; Đặng Mai Hồng; Cồ Huy Hùng; PGS.TS Phạm Tú Hương; Lê Thị Liên; Nguyễn Phúc Linh; Phạm Thị Trà My; Bùi Huyền Nga; PGS.TS Nguyễn Thị Nhung; PGS.TS Nguyễn Huy Phương; Ngô Hoàng Linh.

Một số hình ảnh tại Đại hội:

Thư ký Đại hội: Nhạc sĩ Trần Thị Lệ Chiến – Phó Tổng biên tập Tạp chí Âm nhạc Việt Nam

Nhạc sĩ Đinh Công Thuận – Chánh Văn phòng Hội trình bày Dự thảo báo cáo chính trị của BCH khóa IX

Các nhạc sĩ bỏ phiểu chọn những đại biểu ưu tú đi dự Đại hội X

Thiếu tướng, nhạc sĩ Đức Trịnh phát biểu tổng kết Đại hội

Xem ảnh tại đây: http://hoinhacsi.vn/chum-anh-dai-hoi-co-so-khoi-hoc-vien-am-nhac-quoc-gi...

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.