You are here

Chàm Rông

Tác giả: 
Khương Thế Hưng
Thông tin thêm về Tác giả: 

 

KHƯƠNG THẾ HƯNG

 

Ông sinh ngày 18/9/1934, tại Hội An, Quảng Nam trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước và giàu nghĩa khí. Ông là con trai thứ hai của nhà giáo, nhà thơ Khương Hữu Dụng.

Từ nhỏ, ông đã thể hiện rõ sự thông minh và sự tài hoa của mình trên nhiều lĩnh vực như thi ca, nhạc, họa. Năm 1950, khi chưa đầy 16 tuổi, Khương Thế Hưng nhập ngũ và xung phong vào chiến trường cực Nam Trung Bộ.

Vùng Bình Thuận, nơi ông sống và chiến đấu là một miền đất xa xôi, ác liệt và gian nan đến mức một giọt nước ngọt cũng phải đổi bằng máu với quân thù. Cuộc sống ở chiến trường ác liệt này đã tôi luyện ông thành một người lính thiện chiến. Khương Thế Hưng vừa đánh giặc giỏi, vừa vận động quần chúng rất giỏi. Với sự nhạy cảm của một nghệ sĩ, ông đã hòa mình vào cuộc sống của người dân Chàm, hiểu được phong tục, tập quán, nếp sinh hoạt của họ, và hơn thế ông nắm được linh hồn của văn hóa Chàm, chắt lọc tinh hoa văn hoá Chàm, để sau này sáng tác nên điệu múa Chàm Rông nổi tiếng phục vụ đồng bào và chiến sỹ.

Năm 1962, Khương Thế Hưng trở lại chiến trường miền Nam. Năm 1965, sau một thời gian lăn lộn xây dựng Đoàn Văn công Quân giải phóng Quảng Ngãi, ông trở về Tỉnh đội, tiếp tục làm phái viên chiến trường tại các đơn vị chủ lực, đặc công, trực tiếp tham gia chiến đấu, về những vùng địch kiểm soát vận động nhân dân "phá ấp chiến lược" giành dân.

Rồi ông bị thương nặng phải đưa ra miền Bắc cứu chữa. Sau đó ông được phân công về Báo Quân đội nhân dân, tham gia Phái đoàn quân sự bốn bên khi Hiệp định Paris được ký kết.

Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông được phân công về Ban Ký sự Lịch sử - Tổng cục Chính trị. Với vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc về chiến tranh được tích lũy và một kiến thức uyên bác, một khả năng khái quát, tổng hợp cao,ông có đóng góp quan trọng trong các công trình nghiên cứu tổng kết cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước vĩ đại của quân và dân ta. Nhưng rồi, những vết thương chiến tranh tái phát và do ảnh hưởng của chất độc hóa học, sức khỏe ngày một suy kiệt, người chiến sỹ - nghệ sỹ - nhà báo đa tài đã vĩnh viễn ra đi ngày 13/11/1999 trong niềm tiếc thương vô hạn của đồng đội và người thân.

Thể hiện: 
Dàn nhạc Dân tộc Nhà hát Đài TNVN
Thông tin thêm: 

 

NHÀ HÁT ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM

 

Hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, Đoàn ca nhạc Đài tiếng nói Việt Nam (nay là Nhà hát Đài tiếng nói Việt Nam) đã góp phần tạo nên những nghệ sĩ tên tuổi, những ca khúc bất hủ cùng năm tháng. Hơn 60 năm tồn tại và phát triển, Đoàn Ca nhạc Đài tiếng nói Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của mình. Với những đóng góp to lớn, Đoàn đã được tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương cao quý; nhiều giải thưởng vàng, bạc trong các kỳ hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc. 38 nghệ sĩ của Đoàn qua nhiều thế hệ đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú. Đoàn cũng đã được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Độc Lập hạng Nhất nhân dịp 50 năm ngày thành lập (12/1999).

Thể loại: 
ca khúc: 
Bản nhạc (dạng ảnh): 
Chàm Rông

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.
2 + 4 =