You are here

GIÓ VÀ MƯA

Tác giả: 
Trần Văn Phúc
Thông tin thêm về Tác giả: 

 
TRẦN VĂN PHÚC 

 
 
Nhạc sĩ Trần Văn Phúc có bút danh là Hoa Nhài, sinh ngày 6 tháng 2 năm 1973, quê ở Sóc Sơn, Hà Nội.
 
 

Cảnh đẹp Sóc Sơn (Ảnh Internet)
 
 
SỰ NGHỆP
 
Trần Văn Phúc sinh ra và lớn lên ở một làng cổ thuộc ngoại thành Hà Nội, nơi có dòng sông Cà Lồ in bóng rặng tre xanh mà ẩn mình trong đó là những ngôi chùa cổ, những ngôi đền thờ Đức thánh Tam Giang và Đức Thánh Gióng, nơi có những cánh đồng thẳng cánh cò bay in dấu những vết chân ngựa sắt... Tuổi thơ của Trần Văn Phúc là hình ảnh một cậu bé nghèo khổ, luôn phải tự mình vượt qua những khó khăn để thực hiện ước mơ sau này lớn lên đủ sức bước ra khỏi lũy tre làng.
 
Năm 18 tuổi, Trần Văn Phúc tự ra thành phố lập nghiệp, anh làm đủ các nghề, từ bán than tổ ong đến gia sư cho các em học sinh. Thi đỗ vào Trường Đại học Y khoa Hà Nội, tốt nghiệp hệ bác sĩ đa khoa anh về công tác tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ban đầu làm bác sĩ ngoại khoa, sau làm bác sĩ chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh...
 
Trần Văn Phúc đến với âm nhạc bằng con đường tự học. Anh tìm hiểu âm nhạc qua sách vở, qua bạn bè đang giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, hay qua các bạn đang công tác tại Hội Nhạc sĩ và các dàn nhạc lớn ở thủ đô Hà Nội. 
 

Sóc Sơn (Ảnh Internet)
 
Với Trần Văn Phúc: Nghề y là công việc anh yêu thích nhất, âm nhạc là lĩnh vực anh đam mê nhất. Cả hai công việc ấy đều quá khó khăn và nặng nhọc, nên anh chỉ còn biết cố gắng cóp nhặt cho mình hành trang kiến thức để nhích lên từng bước trong cả nghề và nghiệp.
 
Nhạc sĩ Trần Văn Phúc đã có nhiều bài viết Lí luận Phê bình âm nhạc trên sóng Phát thanh và Truyền hình, trên Website của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Anh cũng là tác giả của một số ca khúc đã được phát trên sóng phát thanh và truyền hình, được đông đảo khán giả yêu thích.
 

Chùa cổ Sóc Sơn (Ảnh Internet)
 
Trần Văn Phúc còn tham gia viết báo ở các lĩnh vực như sức khỏe, văn hóa xã hội. Anh là tác giả của hàng trăm bài báo, có bài để lại ấn tượng mạnh trong lòng độc giả.
 
ĐỌC THÊM
 

  1. Bà lão yêu cung đàn đất nước
  2. Adagio cung Sol thứ của Albinoni - Giazotto
  3. Âm nhạc truyền thống: câu chuyện con đẻ con chồng
  4. Cho thai nhi nghe nhạc: có lợi nhưng chớ lạm dụng
  5. Có nên đưa Truyện Kiều lên sân khấu?
  6. Tản mạn các cuộc thi nhạc Việt
  7. Chuyện vui: ngành y thi hát
  8. Nhật kí Trường Sa
  9. Nhà phê bình âm nhạc: Anh ở đâu?
  10. Gió và Mưa
  11. Thương nhớ mùa đông
  12. Trái tim: một ca khúc về tình yêu
  13. Phỏng vấn Nhạc sĩ làm nghề Bác sĩ
  14. Bản Concerto tay trái của Maurice Ravel
  15. Luận bàn về Nhạc đức
Thể hiện: 
Hồng Dung
Thông tin thêm: 

 

HỒNG DUNG

 

Ca sĩ: Hồng Dung

Tên đầy đủ: Vũ Hồng Dung

Sinh ngày: 24 tháng 6 năm 1977

Quê quán: Hà Nội - Việt Nam

 

Hồng Dung là ca sĩ dòng nhạc nhẹ, Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long.

 

Ca sĩ Hồng Dung

 

Hồng Dung sinh ngày 24 tháng 6 năm 1977, tại Hà Nội - Việt Nam. Trước khi trở thành ca sĩ, Hồng Dung theo học Khoa tiếng Anh, Trường  Đại học Sư phạm Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong các chuyến lưu diễn nước ngoài, Hồng Dung ngoài vai trò ca sĩ còn đảm nhận thêm phiên dịch hoặc MC tiếng Anh hay tiếng Việt.

 

Hồng Dung yêu ca hát và bộc lộ năng khiếu ngay từ nhỏ. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông và đại học, Hồng Dung thường tham gia các chương trình liên hoan văn nghệ do nhà trường, hay các cấp như phường, quận, thành phố tổ chức.

 

Với niềm đam mê âm nhạc cùng ước mơ trở thành ca sĩ chuyên nghiệp, Hồng Dung đã quyết định theo học Khoa Thanh nhạc Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Tốt nghiệp ra trường, Hồng Dung về công tác tại Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long.

 

Hồng Dung (Ảnh ca sĩ cung cấp)

 

Mỗi lần chuẩn bị đứng trên sân khấu ca nhạc, Hồng Dung luôn có ý thức tập luyện rất cẩn thận nhưng không bao giờ quá cố gắng chau chuốt kĩ thuật bởi chất giọng của Hồng Dung rất tự nhiên, chứa chan cảm xúc, tràn đầy sức sống nên dễ dàng đi vào lòng công chúng.

 

Hồng Dung thường xuất hiện trên các sân khấu âm nhạc chính thống tại Hà Nội, cũng như trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình VTV, VTC, Hà Nội... Hồng Dung đã từng tham gia biểu diễn ở nhiều quốc gia trên thế giới như Đức, Ý, Pháp, Ba Lan, Tiệp Khắc, Thái Lan, Hàn Quốc...

 

 

Hồng Dung (Ảnh: Trần Văn Phúc)

Thể loại: 
ca khúc: 

 

 GIÓ VÀ MƯA

Nhạc và Lời: Trần Văn Phúc

 Đêm nay, mưa bay bay

Từng giọt mưa lẻ loi rơi hoài trên phố vắng...

 

Gió và Mưa (ảnh: Trần Văn Phúc)

 

Tôi đã thức trọn đêm giao thừa, một mình đi lang thang dưới mưa bụi bay giữa phố phường Hà Nội để viết nên những câu hát như thế. Hình ảnh “mưa bay” với nhiều người có thể quá quen thuộc, quen thuộc đến nhàm chán, thậm chí là sáo rỗng. Nhưng với em, một người phụ nữ sống gần trọn kiếp nhân gian mà vẫn đang lẻ loi độc hành trên cõi đời chỉ với duy nhất một điều ước, thì hình ảnh mưa rơi thật ý nghĩa vô cùng. Điều ước của em nhỏ nhoi và giản dị, rằng khi những giọt mưa tan biến trong đêm tối cuốn trôi đi tất cả cái giá lạnh để đón một ngày mai tươi sáng và ấm áp, khi đó em sẽ tìm được một bàn tay yêu thương nâng đỡ, em sẽ có một bờ vai vững chắc để dựa…

 

 Hồng Dung (ảnh do ca sĩ cung cấp)

 

Đêm cuối cùng của năm cũ dần qua, mùa xuân ngập tràn sức sống đang chờ đón. Vậy mà điều ước của em vẫn mãi mãi chỉ là điều mơ ước. Và tôi viết:

 

Gió làm cho mưa buồn

Mưa, mưa khóc ướt đêm nay

Đêm, đêm trở lạnh

Gió lạc bước vào đông

Mưa âm thầm khóc mãi

Đợi gió về bão giông

Mưa âm thầm khóc mãi

Đợi gió về bão giông…

 

Lần đầu tiên nghe ca sĩ Hồng Dung hát, em lặng đi, và em khóc. Em kể cho tôi nghe, nhiều đêm, rất nhiều đêm em đã mơ thấy một mình đi trên phố vắng, em đi mãi, đi mãi cho đến tận nơi cuối trời, nơi ấy chỉ có gió và mưa rì rầm trong đêm lạnh, em mong chờ tìm được một khu vườn hạnh phúc, ở đó có cỏ cây hoa lá làm bầu bạn, có trăng sao để mỗi đêm em ngước lên thỏa thích ngắm nhìn…

 

Gió hãy về đây (Ảnh: Trần Văn Phúc)

 

Gió ơi, gió về đây

Đừng để mưa âm thầm mưa mãi đợi

Gió mải đi gió không trở lại

Mưa thì thầm nhớ mong…

 

Ca khúc “Gió và Mưa” được tôi viết bằng cảm xúc tâm hồn trong đêm giao thừa, khi những hạt mưa bụi lất phất rơi trên đường phố báo hiệu mùa xuân đến, khi trên bàn thờ mỗi gia đình đang thơm ngát khói hương trầm với mâm cỗ cúng tiễn đưa thần năm cũ và nghênh đón thần năm mới đến xông nhà, bên bàn tiệc trà của nhà nào cũng đầy ắp tiếng cười, mọi người vui vẻ chúc tụng mừng tuổi nhau, người ta bàn về chuyện năm mới, bàn về những dự định gần xa trong tương lai. Mùa xuân bao giờ cũng mang đến cho con người niềm tin và hi vọng, trong không khí vui tươi rộn ràng ấy, tôi lại nghĩ cuộc đời mỗi con người đều qui về hai chữ sắc không. Tình yêu cũng thế, chuyện đến và đi âu cũng là lẽ thường tình, thậm chí chẳng mấy chốc sẽ rơi vào quên lãng, chỉ có nỗi buồn thì luôn ở lại trong lòng người và trở thành hành trang kỉ niệm để rồi dù có đớn đau thì người ta vẫn cứ vịn vào đó mà tiếp tục bước những bước thăng trầm tiếp theo của đường đời.

 

Với những cảm xúc như thế, ca khúc thoát khỏi sự chi phối bởi cấu trúc âm nhạc mà đáng ra nó phải có. Cao trào xuất hiện ở ngay đầu ca khúc, cũng có thể xuất hiện ở bất cứ chỗ nào theo dòng cảm xúc, nó dâng lên từng đợt, từng đợt, như những trận gió bay vút lên cao rồi chơi vơi lẻ loi, sau đó lại lắng xuống, ngưng đọng tựa như những giọt mưa rơi rơi. Hình ảnh Gió và Mưa bám đuổi, hòa quyện hay tách xa nhau được thể hiện qua những đảo phách, qua những tiết nhạc ngắn xen kẽ dàn trải tạo cảm giác vừa day dứt vừa buồn mênh mang, vừa hụt hẫng vừa trống vắng cô đơn…

 

Đêm nay mưa bay

Mỏng manh

Mỏng manh

Những giọt mưa mỏng manh

Rơi

Rơi

Rơi hoài trên phố vắng

Mưa nhuộm trắng đêm nay

Mưa buồn hết đêm nay…

 

Đêm nay trời trở lạnh (Ảnh: Trần Văn Phúc)

 

Bản nhạc: 
Bản nhạc (dạng ảnh): 

 

GIÓ VÀ MƯA

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.
4 + 4 =