You are here

Nhớ nước Nga

Tác giả: 
Nguyễn Thị Minh Châu
Thể hiện: 
Tô Lịch
Thông tin thêm: 

 

TÔ LỊCH

 

Ca sĩ Tô Lịch sinh năm 1963, tại Hà Nội, trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, bố anh là cựu sinh viên Violon khóa đầu Trường Âm nhạc Việt Nam.

 

Mùa hè tư lự - tranh của Moltchanov

 

SỰ NGHIỆP

 

Tô Lịch tốt nghiệp hệ đại học chuyên ngành Violon và hệ trung cấp chuyên ngành ghi ta, Nhạc viện Hà Nội – nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, năm 1987. Anh từng chơi bass trong ban nhạc “Tình bạn”, biểu diễn ở các quán ba, quán café, nhà hàng, khách sạn…

 

GIỌNG HÁT

 

Tuy không được đào tạo về thanh nhạc, nhưng Tô Lịch lại sở hữu chất giọng đặc biệt quý hiếm. Với giọng hát 3 quãng 8 lên cao trong vắt mượt mà, anh có thể hát như một đứa trẻ chưa hề vỡ giọng. Được bạn bè động viên, mãi sau này anh mới mạnh dạn đứng trên sân khấu cầm micro hát trước khán giả. Ban đầu anh hát nhạc Beegees trên các sàn nhảy, về sau hát nhạc tiền chiến, các thể loại khác nhau nhưng ấn tượng hơn cả vẫn là nhạc Trịnh Công Sơn.

 

Tuy không ồn ào nổi tiếng như nhiều ca sĩ đương thời, nhưng giọng hát Tô Lịch đủ để các nhạc sĩ, ca sĩ trong nghề phải ngả mũ thán phục và thầm mong ước có được giọng hát trời cho như thế. Thật tiếc, ở tuổi 40, anh bị chứng xuất huyết thanh quản, sự nghiệp ca hát của Tô Lịch bắt đầu dừng lại từ đây. Điều đáng tiếc là anh chưa kịp để lại một album nào cho khán giả yêu nhạc, mặc dù anh đã có ý định xuất bản album ngay trước khi phát bệnh.

 

Trong âm nhạc, có những giọng hát đặc biệt nhưng lại vô cùng ngắn ngủi, khi chia tay ánh đèn sân khấu mà khán giả vẫn chưa kịp biết đến tên tuổi. Điều này đúng với ca sĩ Tô Lịch, thật tiếc cho nền âm nhạc nước nhà đã không có dịp quảng bá được giọng ca tài hoa như Tô Lịch.

ca khúc: 

 

NHỚ NƯỚC NGA

 

Những người hiện đang sống ở chính đất nước Nga mỗi lần nghe ca khúc lại chạnh lòng nhớ về nước Nga xa xôi. “Chạnh lòng” là bởi bỗng dưng có điều gì đó gợi lại chứ không phải tâm hồn người lúc nào cũng đau đáu nỗi nhớ nhung. Điều gợi lại ở đây chính là ca khúc mà nhạc sĩ Nguyễn Thị Minh Châu đã trải lòng mình với từng nốt nhạc và câu chữ, để rồi lời ca tiếng hát đã chạm đến tận cùng trái tim, làm cho người yêu nhạc bỗng cảm thấy nhớ nước Nga như một nỗi niềm, một tâm sự…

 

Vậy tại sao những người đang sống trên đất nước Nga lại chạnh lòng nhớ về nước Nga? Phải chăng đây là mâu thuẫn! Có lẽ cái hay nhất và thành công nhất ở ca khúc này chính là tạo nên được sự mâu thuẫn ấy. Và cũng chẳng cần thiết phải giải thích tại sao lại có sự mâu thuẫn này, mà hãy để âm nhạc nói nên tất cả…

 

"Nhớ nước Nga” là món quà gửi tặng các thế hệ người Việt đã và đang sống trên đất nước Nga; đây cũng là nỗi niềm tri ân của nhạc sĩ đối với nơi đã từng bồi đắp cho chị những kiến thức âm nhạc quý báu để chị có được hành trang vốn liếng âm nhạc đầy đặn như ngày hôm nay.

 


Tranh của Vorojsov

 

Một người Việt ở Nga cùng một người Nga là chuyên gia Việt Nam học đã dịch lời hát tiếng Việt sang lời hát tiếng Nga.  Trong khuôn khổ giới hạn của Website Hội Nhạc sĩ, xin trân trọng giới thiệu với độc giả yêu nhạc ca khúc “Nhớ nước Nga” kèm theo bản dịch lời hát tiếng Nga của Nguyễn Quốc Hùng và Glazunova S.E.

 

Nhớ nước Nga - Cкучаю по России
Перевод на русский (dịch nghĩa): Nguyễn Quốc Hùng - Glazunova S.E

 

Nhớ nước Nga thu vàng đẹp như tranh
Rụng lá sang Đông tuyết rơi dầy như bông
Mùa Xuân cho cây thay lá
Ưu phiền như tan theo băng giá
Để náo nức vào Hạ đêm trắng mênh mông.

 

Thầy giáo xưa và bạn bè giờ ra sao
Từng sống bên nhau có bao buồn vui chung
Cùng lang thang trên phố vắng
Dưới hàng cây xanh um hoa táo trắng
Gặp ánh mắt dịu dàng mà lòng bối rối.

Dòng sông trôi không quay lại
Theo gió cuốn bao đổi thay
Dẫu xa xôi nhưng tình người vẫn không phai
Thời sinh viên qua lâu rồi
Mà nỗi nhớ mãi còn đây
Nước Nga ơi xin gửi nỗi nhớ này.

 

Tháp nhấp nhô chuông vàng từ xa xưa
Lửa cháy không nguôi tấm bia người vô danh
Bồ câu theo nhau đỗ cánh
Bên đài phun muôn tia nước lấp lánh
Ngời ánh mắt người mẹ bên chiếc xe nôi.

 

Dòng sông trôi không quay lại
Theo gió cuốn bao đổi thay
Dẫu xa xôi nhưng tình người vẫn không phai
Thời sinh viên qua lâu rồi
Mà nỗi nhớ mãi còn đây
Nước Nga ơi xin gửi nỗi nhớ này.

Bспоминаю Россию: золотую Осень, красивую, как картина
Опадают листья, наступает Зима, и падает снег – густой, как вата.
А Весной деревья меняют листву
Все печали словно тают вслед за морозами
Чтобы радостно вступить в Лето бескрайних белых ночей.

 

Как поживают сейчас учителя и друзья,
С которыми было столько общих радостей и бед?
Вместе бродили по пустынным улицам,
По аллеям усеянных густым белом цветом яблонь,
Когда нежный взгляд рождал в душе смятенье.

 

Поток реки уносится, не вернешь
Сколько перемен унеслось с ветром
Пусть я сейчас далеко, но чувства не померкнут никогда.
То студенческое время давно прошло,
Но тоска всегда со мной
Россия, шлю тебе свою тоску.

 

На башне колышется древний золотой колокол
Негасимое пламя лижет стелу неизвестного солдата
Голуби, расталкивая друг друга, суетятся
Около фонтана, рассыпающегося тысячами искр,
Отражающихся в глазах матери возле коляски.

 

Поток реки уносится, не вернешь
Сколько перемен унеслось с ветром
Пусть я сейчас далеко, но чувства не померкнут никогда
То студенческое время давно прошло,
Но тоска всегда со мной
Россия, шлю тебе свою тоску

 

Trần Văn Phúc (giới thiệu)

Thể loại: 
Bản nhạc: 
Bản nhạc (dạng ảnh): 

 

 

 

Nhớ nước Nga

Nguyễn Thị Minh Châu

Nguyễn Thị Minh Châu
Chuyên ngành: 
Bút danh: 
Nguyễn Thị Minh Châu
Năm sinh: 
1957
Chức danh: 
Phó chủ tịch
Địa chỉ: 
Sinh hoạt tại: 

Nhà Lý luận, phê bình âm nhạc Nguyễn Thị Minh Châu sinh ngày 14 tháng 5 năm 1957, quê quán Hà Nội.
Được đào tạo chính quy chuyên ngành Piano tại Trường Âm nhạc Việt Nam – nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia VN (1965-1978), chuyên ngành Lý luận âm nhạc tại Viện Hàn Lâm Âm nhạc Gnesin, Moskva – Liên Xô (1979-1986).

HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC

Năm 1986-1991 làm tại Viện Âm nhạc – Múa. 
1991-2001 làm tại phân viện Văn hóa – Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh. 
2001-2014 làm tại Viện Âm nhạc - Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.
Từ 2010 đến nay phụ trách website Hội Nhạc sĩ Việt Nam

Đã tham gia viết nhiều tham luận, tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học toàn quốc, quốc tế về nhạc cổ truyền và nhạc mới – ca khúc và khí nhạc.

Là Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa VIII (2010-2015), Trưởng Ban Lý luận Hội Nhạc sĩ, 
Chủ biên website Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ VN khóa IX (2015-2020).

Phó ban biên tập tạp chí Nghiên cứu phê bình âm nhạc (Thông báo khoa học) của Viện Âm nhạc - Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.

Ủy viên Hội đồng Lý luận - phê bình VHNT Liên hiệp các Hội VHNT VN

TÁC PHẨM NGHIÊN CỨU - PHÊ BÌNH - SÁNG TÁC

Những công trình nghiên cứu phê bình đã xuất bản và công bố:

1. Ngôn ngữ âm nhạc trong ca khúc Sài Gòn 1954-1975 qua những bài được sử dụng hiện nay (Viện Âm nhạc, 1995). Sách 106 trang.

2. Một số vấn đề thị hiếu đại chúng và những ca khúc đang thịnh hành (Viện Âm nhạc, 1999). Tiểu luận 50 trang.

3. Quyển 5A & 5B (chuyên luận về Nhạc mới) trong bộ Hợp tuyển tài liệu nghiên cứu - lí luận - phê bình âm nhạc thế kỷ XX (Viện Âm nhạc, 2003). 2 tập sách: 1132 trang và 600 trang.

4. Cuốn 3 (chân dung 12 nhạc sĩ) trong bộ Âm nhạc Việt Nam, tác giả - tác phẩm (Viện Âm nhạc, 2007). Sách 484 trang.

5. Giao hưởng một đời người (NXB Âm nhạc - Viện Âm nhạc, 2007). Sách 296 trang.

6. Phụ nữ và âm nhạc. Chuyên luận trong bộ Bách khoa về phụ nữ, Hội Phụ nữ VN, 2008.

7. Nhà phê bình âm nhạc, anh là ai? Tập 1 (Viện Âm nhạc, 2008). Sách 492 trang.

 8. Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội... (Viện Âm nhạc, 2009). Sách 244 trang.

9. Phần Ca khúc Hà nội sau ngày thống nhất đất nước đến nay (1975-2008) trong sách Ca khúc Hà Nội thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI (Nhà xuất bản Hà Nội, 2010). Sách 768 trang.

10. Quyển 4 - Nhạc mới trong bộ sách nhiều tác giả 1000 năm âm nhạc Thăng long - Hà Nội (Nhà xuất bản Âm nhạc, 2010). Sách 672 trang.

11. Thực trạng của hoạt động phê bình âm nhạc từ năm 1991 đến nay.

Đề tài nhánh trong đề tài cấp nhà nước của Hội đồng LLPB VHNT TƯ, 2012. Chuyên luận 19 trang A4.

12. Âm nhạc truyền thống và những vấn đề lí luận giai đoạn 1954-1975. Đề tài nhánh trong đề tài cấp nhà nước của Hội đồng LLPB VHNT TƯ, 2014. Chuyên luận 20 trang A4.

13. Âm nhạc thời kinh tế thị trường và thời hội nhập. Đề tài nhánh trong đề tài cấp nhà nước của Hội đồng LLPB VHNT TƯ, 2014. Chuyên luận 21 trang A4.

NHỮNG CA KHÚC ĐÃ PHÁT SÓNG VÀ XUẤT BẢN

- À ơi, Nỗi nhớ, Chiều ấy, Tự khúc, Bé đi học, Ai trồng cây, Họa sĩ tí hon…

GIẢI THƯỞNG

-Giải thưởng Hội nhạc sĩ Việt Nam về nghiên cứu phê bình: giải cá nhân gồm 7 giải nhất (2002, 2003, 2005, 2006, 2010, 2014, 2016), 2 giải nhì (2007, 2008), 3 giải ba (1997, 1999, 2011); giải đồng tác giả gồm 1 giải nhất (2010) và 3 giải đặc biệt (2004, 2010, 2012).

-Giải A của Hội đồng Lí luận phê bình VHNT TƯ năm 2012: đồng tác giả bộ sách: Âm nhạc Việt Nam - Tác giả và tác phẩm. Viện Âm nhạc, 2010

BÌNH LUẬN

Thích nhất cái clip và những việc bạn đã làm được cho cuộc sống này. NN đã dạy dỗ chúng ta nên người , cám ơn NN và chúc mừng sinh nhật bạn Minh Châu yêu qui với tình yêu tháng Năm mênh mông....

 Tôi chưa được vinh dự đặt chân lên đất nước Nga. Nhưng khi xem clip này, trong tôi trào dâng lên một ước mơ rằng 1 lần trong đời sẽ được đặt chân lên đất nước Nga xinh đẹp. Nghe bài hát mà tôi như thấu hiểu tâm tư tình cảm của tác giả... Những con đường, những chiếc lá rơi, những nơi ta đã từng đi qua...Có những lúc ta ngồi lặng nhìn thời gian trôi mà mường tượng lại những kỷ niệm tươi đẹp.  Giọng hát rưng rưng như sắp òa tiếng khóc. Hay!

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.
11 + 8 =