You are here

Chương trình nghệ thuật “Quê hương ngày mới”

Tác giả: 
Thanh Nhã

Hội Âm Nhạc Thừa Thiên Huế và Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc thực hiện chương trình nghệ thuật giới thiệu tác phẩm mới với chủ đề “Quê hương ngày mới” vào tối 20 tháng 12 năm 2022 tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc, thị trấn Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chương trình đã giới thiệu một số ca khúc mới của các nhạc sĩ, hội viên viết về tình yêu quê hương và con người trong tiến trình xây dựng quê hương Thừa Thiên Huế góp phần thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU về “xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030”.

Tham gia chương trình có các nghệ sĩ, ca sĩ: Tinh Uyên (Sao Mai), Thanh Lan (Á quân Thần tượng Bolero), Bảo Thành, Phương Đông, Phương Nhi, Thanh Mai, TS Nguyễn Thanh Tùng, Ngọc Linh, Huy Thành, Mỹ Đăng, Thanh Hằng, Đinh Ngọc, nghệ sĩ đàn tranh TS Dương Lan Hương và nghệ sĩ Thanh Mãi... đã giới thiệu 15 tác phẩm, ca khúc mới của các nhạc sĩ Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế và Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam Thừa Thiên Huế:

Lăng Cô chào ngày mới, sáng tác: Đức Thanh, biểu diễn: Tốp nam nữ, lĩnh xướng: Mỹ Đăng, Phương Đông, Bảo Thành.

Độc tấu đàn tranh “Sang Xuân”, sáng tác: Phương Bảo, biểu diễn: Dương Lan Hương

Thành Huế tôi yêu, sáng tác: Minh Đức, biểu diễn: Thanh Lan

Thành phố Mai vàng, thành phố tôi yêu, sáng tác: Tịnh Mỹ, biểu diễn: Tịnh Uyên – Bảo Thành

Và các ca khúc: Thiêng liêng nới đầu sóng, sáng tác: Văn Đen, biểu diễn: Đình Phương; Quê mẹ chiều mưa, sáng tác: Đăng Khánh, biểu diễn: Thanh Hằng; Cảm xúc chiều Túy Vân, sáng tác: Vĩnh Phúc, biểu diễn: Phương Nhi; Làng bên Phá Tam Giang, sáng tác: Việt Đức, biểu diễn: Thanh Mai; Lộc Vĩnh tình quê, thơ: Lê Công Minh, nhạc: Tịnh Mỹ, biểu diễn: Tịnh Uyên; Lăng kính, sáng tác: Nguyễn Thanh Tùng, biểu diễn: Nguyễn Thanh Tùng; Đường xưa, sáng tác: Trần Hữu Dàng, biểu diễn: Ngọc Linh; Giấc mơ Huế, sáng tác: Thùy Phương, biểu diễn: Huy Thành; Lạc vào miền nhớ, thơ: Cái Cẩm Hương, nhạc: Văn Đình, biểu diễn: Thanh Lan; Thành phố bên dòng sông xanh, sáng tác: Mai Ánh, biểu diễn: Phương Đông; Huế - Thành phố tôi, sáng tác: Phạm Phước Nghĩa, biểu diễn: Bảo Thành; Dạo bước phố đêm, sáng tác: Đại Dũng, biểu diễn: Đinh Ngọc – Mỹ Đăng.

Nhạc sĩ Lê Chí Quốc Anh – Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Chủ tịch Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế, Chi hội trưởng Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, đã phát biểu tại chương trình:

“…Phú Lộc với những tiềm năng, lợi thế về mặt địa lý, tài nguyên thiên nhiên. Là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng. Trong nhiều năm qua nhiều nhạc sĩ, hội viên của Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã sáng tác nhiều tác phẩm âm nhạc từ ca khúc, đến hợp xướng và cả khí nhạc viết về quê hương Phú Lộc thân yêu. Nhiều tác phẩm đạt chất lượng và đã được sử dụng trong các kỳ lễ hội như “Lăng Cô - Huyền thoại biển”, “Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới”... hoặc các Lễ hội khác của tỉnh nhà cũng như được phát trên sóng Đài TRT, VTV... 

Tuy vậy, để tác phẩm của các nhạc sĩ viết về quê hương Phú Lộc nói riêng và về Thừa Thiên Huế nói chung ngày càng được lan tỏa, được quần chúng nhân dân đón nhận; việc quảng bá tác phẩm âm nhạc bằng nhiều hình thức cần được các cấp, các ngành quan tâm hơn nữa. Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế hằng năm luôn tăng cường công tác xã hội hóa, phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức chương trình giới thiệu các tác phẩm mới cho hội viên”.

*
*    *

Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế hiện nay có 132 hộiviên, trong đó có 50 hội viên là Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, gồm các chuyên ngành: Sáng tác, Phê bình lý luận, Biểu diễn và Đào tạo. Trong đó có 2 GS-TS (1,6%), 2 PGS-TS (1,6%), 3 Tiến sĩ (2,5%), 5 NSƯT (4%), 1 NGƯT (0,8%).

Năm 2022, Hội và Chi hội đã có nhiều hoạt động tích cực và nổi bậc như:

Tham gia các Trại sáng tác Trung ương và Địa Phương, Tham gia và có thành tích tốt tại Liên hoan Âm nhạc toàn quốc vào tháng 5 năm 2022 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức.

Hội viên chuyên ngành sáng tác hưởng ứng tích cực cuộc thi sáng tác ca khúc “Tôi yêu Huế” do Liên hiệp Hội phát động với 17 tác giả và 24 ca khúc dự thi; tham gia tích cực Cuộc vận động sáng tác về đề tài “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gồm 9 tác giả với 14 ca khúc.

Năm 2022, sơ lược thống kê hội viên sáng tác mới khoảng 200 ca khúc, về ca khúc nghệ thuật có 10 ca khúc, 2 hợp xướng, 2 ca khúc hợp xướng, 1 trường ca, 2 tứ tấu 3 chương, 6 khí nhạc dân tộc, 1 suite cho Vn và Pn, 3 giao hưởng thơ và 1 đề cương giao hưởng thơ. Ngoài ra trong đợt toàn quốc thực hiện căn cước công dân, nhạc sĩ Văn Đen đã vinh dự được Bộ trưởng Bộ Công An tặng Kỷ niệm chương về sáng tác ca khúc cho chiến dịch này.

Về mảng nghiên cứu, lý luận và phê bình đáng chú ý có các công trình sau: Công trình nghiên cứu viết cho Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế: “Giá trị Nghệ thuật của Ca Huế - Vấn đề bảo tồn và phát huy”, tác giả Nguyễn Đình Sáng.

Các nhạc sĩ Nguyễn Đình Sáng, Phan Thuận Thảo, Dương Bích Hà, Vĩnh Phúc, tham gia viết các bài về Nghệ thuật Ca Huế và Ca kịch Huế, Dân ca Thừa Thiên Huế, Nhạc lễ Cung đình, Dân ca dân nhạc vùng núi Thừa Thiên Huế in trong bộ Địa chí Thừa Thiên Huế (Phần Văn hóa); PGS.TS Nguyễn Việt Đức chủ biên “Giáo trình Lịch sử Âm nhạc Cung đình Việt Nam” cùng các tác giả Nguyễn Đình Sáng, Vĩnh Phúc. Sách “Ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên” tác giả Nguyễn Đình Sáng và Nguyễn Thị Kim Liên; TS Dương Lan Hương nổi bật với tham luận tại Hội thảo Quốc tế Thái Lan “Thực trạng Nghệ thuật biểu diễn ca Huế - Quan tâm và định hướng” và chủ biên giáo trình Đàn Tranh cấp Bộ Bậc Đại Học, chủ biên giáo trình đào tạo tài năng chuyên ngành đàn Tranh cấp Bộ Bậc Trung cấp.

Năm 2022 nhiều hội viên đã nhận được giải thưởng, tặng thưởng cao của các cấp trung ương và địa phương…

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.