You are here

101 kiểu nhục cảm trong nhạc Việt

Tác giả: 
Tâm An

Không thiếu những ca khúc nhạc Việt nói về vấn đề tình dục một cách trực diện, không né tránh hay tìm cách giấu trong những hệ thống ẩn dụ, biểu tượng nào cả.

Khoảng đầu tháng 5, CD "Thằng Mõ 1 - Cái nường 8x" của Ngọc Đại gây xôn xao trên mặt truyền thông và khiến cho Cục Nghệ thuật biểu diễn "nóng mặt".

CD gồm 9 bài: "Cánh đồng cỏ khô", "Ngũ sắc", "Chọn một ngày", "Thông điệp hoa hồng", "Nàng thơ gõ cửa", "Vĩnh biệt", "Có những ngày", "Khuyến mại tình dục", "Cái nường 8x". Những ca khúc này được Ngọc Đại phổ nhạc từ tập thơ online "Chẹc Chẹc" của Nguyễn Đình Chính và tác phẩm của Bùi Chát. 


Album Thằng Mõ 1 - Cái nường 8x đã gây sốc đối với không ít khán giả

Ngọc Đại tự mình sản xuất và thể hiện 9 ca khúc trong CD "Thằng Mõ 1 - Cái nường 8x". Trên nền tiếng đàn piano và viola, giọng giọng ông rên rỉ, nghẹn ngào, có lúc hùng hổ, gào thét...

Những ca từ trong "Thằng Mõ 1 - Cái nường 8x" khiến nhiều người giật mình bởi nó đề cập tới những vấn đề tệ nhị một cách khá trực diện và trần trụi. Chẳng hạn như trong bài "Cái nường 8x" có câu: “Bẹn ơi, mông ơi, háng ơi, nọn nường ơi”. Trong một bài khác, Ngọc Đại còn kêu gọi "phóng tinh đi".

CD của Ngọc Đại đã khiến công chúng bị sốc, còn giới chuyên môn thì cũng có nhiều ý kiến trái chiều. Nhạc sỹ Trương Ngọc Ninh dù thừa nhận rất choáng khi nghe CD "Thằng Mõ 1 - Cái nường 8x" của Ngọc Đại nhưng ông không thấy lạ vì vì “âm nhạc, phong cách của Đại lạ lùng từ trước đến nay”.

Trong khi đó, một nhạc sĩ lại không cho rằng đó là âm nhạc: “Tôi chưa nghe đĩa này, nhưng cái anh nhạc sĩ này chỉ được cái hay nói tục, nói bậy”.


Ngọc Đại đã vấp phải rất nhiều ý kiến trái chiều khi tự ý phát hành CD Thằng Mõ 1 - Cái nường 8x

Cục Nghệ thuật biểu diễn cũng cho rằng, CD "Thằng Mõ 1 - Cái nường 8x": "có nội dung đi ngược lại chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ngôn từ sử dụng trong các bài hát rất dung tục, không phù hợp với truyền thống văn hóa cũng như thuần phong mỹ tục".

Cục Nghệ thuật Biểu diễn cũng có công văn gửi Sở VHTT&DL các tỉnh, thành trong cả nước yêu cầu thu hồi và tiêu hủy CD "Thằng mõ 1 – Cái nường 8x" của nhạc sỹ Ngọc Đại.

Tuy nhiên, Ngọc Đại không phải là nhạc sỹ đầu tiên đưa những từ đầy nhục cảm vào âm nhạc của mình. Trước đó, âm nhạc Việt cũng không thiếu những ca khúc nói về vấn đề này một cách trực diện, không né tránh hay dùng hệ thống ẩn dụ, biểu tượng nào cả

Phạm Duy có lẽ là một trong những nhạc sỹ đi đầu trong vấn đề này. Ông đã từng sáng tác cũng như đặt lời việt cho những bài hát nhục tình nổi tiếng của Pháp và Mỹ như “Tình tự ca”, “Đêm hôm đó”, “Emmanulle”, “Nô lệ ái tình”, “Người tình bên gối”…


Cố nhạc sỹ Phạm Duy còn sáng tác những ca khúc Tục ca và nhục tình ca

Trong ca khúc "Tình Tự" của Phạm Duy có đoạn: "Em níu lưng anh, em níu lưng anh như những con sâu cuộn tròn. Anh cắn môi em, anh cắn môi em ngây ngất trong muôn ngàn nụ hôn. Em đã đưa anh, em đã đưa anh ra vùng thẹn thùng. Anh cũng theo em, anh cũng theo em thoát ly ngại ngùng".

Trong một đoạn khác của "Tình tự", Phạm Duy còn viết mạnh hơn: "Em cuốn chân anh, anh gác chân em, ta khóa nhau trên giường tình. Anh uốn lưng cong, em uốn lưng ong cho séc âm dương nổ tung".

Năm 1970, Phạm Duy sáng tác ca khúc "Cỏ hồng". Bài hát này nói về tình yêu đôi lứa, nhưng hơn nữa, nó thấm đẫm sắc màu dục tính. Lời bài hát có đoạn: "Rước em lên đồi, cỏ thơm mùi sữa/Níu em yêu ngồi trên bãi cỏ tơ/Giương đôi tay ôm thân tròn ơn mưa móc/Hãy xõa mái tóc, rũ trên vai anh mòn/Đồi quen quen, cỏ ngoan ngoan/Tưởng mơn man làn tóc rối mềm/Rồi nghe thêm lời van xin/Từ trong tim hoặc dưới suối tiên/Ngã êm trên cỏ hoang/Trời trong em, rồi choáng váng/Rồi run lên cùng gió bốn miền/Cỏ không tên nằm thênh thang/Rồi vươn lên vì ta yêu nàng".

"Cỏ hồng" đã được nhiều ca sỹ thể hiện trong đó có Nguyên Thảo hát trong album "Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà".

Nói về vấn đề nhục tính trong âm nhạc, nhạc sỹ Phạm Duy cho rằng: "Trong cuộc đời, nếu không có nhục tính, nếu không có người đàn ông hay đàn bà yêu nhau thì làm gì có cuộc đời? Người đàn bà đẻ ra cuộc đời, người đàn ông cung cấp cuộc đời cho người đàn bà đó. Nếu ai nghĩ sexy là nhảm nhí thì nó sẽ là nhảm nhí.

Tôi thấy ở Ấn Độ người ta thờ thần dương vật linga và thần âm vật yoni chắc là vì họ tôn sùng cuộc sống. Tôi viết nhạc về tình yêu, cốt lõi của nó là nhục tính. Tôi là nghệ sĩ, tôi nói về cử chỉ ái tình nhưng đã đưa nó lên thành nghệ thuật".

Tuy nhiên, cố nhạc sỹ này cũng phải thừa nhận rằng: "Nhưng đề tài này tế nhị quá, cho nên tôi đã không phổ biến, các con tôi cũng bảo đừng nên đưa ra quần chúng. Như một số bài "Nhục tình ca" tôi có đưa cho Tuấn Ngọc và Duy Quang thì các "ông ấy" lắc đầu lè lưỡi không dám hát".

Vào năm 2002 nhạc sỹ Phạm Duy về Việt Nam. Ông nhờ chị em ca sỹ Bảo Yến - Nhã Phương hát một số ca khúc nhục tình ca để thâu lại cho mình nghe, chứ không phát hành rộng rãi.


Dù khẳng định viết cử chỉ ái tình nhưng đã đưa nó lên thành nghệ thuật nhưng nhạc sỹ Phạm Duy cũng không phổ biến những ca khúc nhục tình ca của mình

Còn trong một bài phỏng vấn vào năm 2009, nhạc sỹ Lê Minh Sơn cũng mạnh miệng tuyên bố: " Âm nhạc của tôi đầy nhục cảm". Để chứng minh cho luận điểm này, Lê Minh Sơn lấy ví dụ: "Tôi viết những câu: “Đồng em xanh mơn man. Cửa em xanh mùi nắng”, hay “Vườn em ngập nắng. Cửa em có hai con chim bồ câu hót bên cửa em thơm mùi nắng”.

Hay như trong ca khúc "Hà Nội của tôi ơi" cũng có câu, “Hà Nội lại có thêm những cô gái xinh tươi, không nói tiếng Kinh, không nói tiếng Việt mà nói tiếng núi rừng. Đêm những tiếng gọi từ nơi hoang dã. Mắt em nhìn về nơi hoang vu. Kìa trắng phau phau hoa cau rụng trước nhà. Kìa trắng phau phau làn da em tắm đêm”.


Lê Minh Sơn khẳng định, anh viết về tình dục một cách có văn hóa

Lê Minh Sơn cũng thừa nhận: "Tôi là thằng rất bậy. Bài nào của tôi, yếu tố tình dục cũng được đặt lên hàng đầu. Nó rất là mãnh liệt". Tuy nhiên, vị nhạc sỹ này cho rằng, không thể cấm đoán những ca khúc của anh được vì "tôi viết một cách có văn hóa".

(Nguồnhttp://khampha.vn)

BÌNH LUẬN

Tôi nghĩ, cái gì cũng đưa chủ trương, pháp luật của nhà nước để đánh giá sáng tạo nghệ thuật là khiên cưỡng. Có những cái vĩnh cửu, trong trường hợp này là sáng tạo nghệ thuật phải có ảnh hưởng nâng cuộc sống lên những tầng nấc tốt đẹp hơn. CD mới của nhạc sĩ Ngọc Đại đã chà đạp, làm nhục con người. Sáng tạo nghệ thuật không thể thiếu nhục cảm, vì thiếu nhục cảm tác phẩm sẽ trở nên vô hồn, nhưng là một con người có văn hóa không nên thể hiện một cách tục tĩu như vậy. Làm nghệ thuật để thể hiện cảm nhận của riêng mình nhưng bất cứ nghệ sĩ nào cũng cần được chia xẻ. Tôi không chia xẻ được và, theo tôi, những người có văn hóa, đều không chia xẻ được với CD mới của nhạc sĩ Ngọc Đại nếu đúng như bài báo miêu tả. Trong bài báo có nói đến các nhạc sĩ Phạm Duy và Lê Minh Sơn. Sự viện dẫn này là " cùn". Tôi không tin các nhạc sĩ trên lại có chút gì tán thành cách thể hiện của nhạc sĩ Ngọc Đại. Lý do tôi đã viết ở trên khi nói về Sáng Tạo Nghệ Thuật.

 Không nên chú ý tới bất kỳ cái gì mà nó không có giá trị. Bởi vì khi bạn bắt đầu để ý tới nó, khó chịu về nó và bắt đầu đấu tranh với nó là bạn đã trao cho chúng năng lượng, sự chý ý của bạn chính thực phẩm cho nó. Vô tình bạn đang nuôi dưỡng và quảng cáo cho nó. Hãy bó qua nó, nó sẽ tự biến mất, Bèo bọt rồi sẽ trôi đi…

Tôi chỉ khuyên các nhà văn hóa nghệ thuật ( cả văn , thơ , nhạc, họa...) rằng: khi nào xã hội con người trở lại thời kỳ nguyên thủy thì hãy viết ra, vẽ ra , nói ra tất cả những gì mà họ có, bởi loài người đã phải mất hàng triệu triệu năm để có quần áo mà mặc, để có nền văn hóa, để đối xử có văn hóa....

 Cám ơn bạn đã nói hộ, tôi đồng ý với ý kiến của bạn.

Nếu nhạc sĩ là: "... thằng rất bậy..." thì tôi chẳng còn gì để mà nói nữa!... Hy vọng rằng đó chỉ là ý thich của một số người muốn " nổi...", không phải của giới nhac sĩ!...

 Tôi vẫn mông lung rằng nếu sáng tác ca khúc ví như gieo hạt trên những mảnh đất thì bây giờ có vẻ người ta gần hết hạt giống để trồng trên mảnh đất luôn mỡ màng phù sa.

Theo như bài viết trên có đề cập đến những ca khúc có chứa đựng những ngôn từ mang tính dung tục, rồi đưa ra dẫn chứng từ một số ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy hay Lê Minh Sơn ra để dẫn chứng. Nhưng đọc qua thì tôi thấy tính dung tục ở đây nó thật sự có văn hóa, nó không sỗ sàng thô tục thiếu văn hóa như “Bẹn ơi, mông ơi, háng ơi, nọn nường ơi” hay "phóng tinh đi". Tôi nghĩ Nhạc sĩ Ngọc Đại nên suy nghĩ lại về cách sử dụng ngôn từ của mình, ông thích có những cái tôi riêng biệt nhưng xin đừng đi quá với văn hóa của người Việt Nam, không phải cứ phơi bày ra đã là hay, cái hay thật sự phải được ẩn khuất sau những ngôn từ mang tính hoa mĩ và văn hóa. Còn với âm nhạc của Ngọc Đại tôi không thích và tôi nghĩ nếu như có người nào đó chấp nhận được thì chắn hẳn họ khác người.

“Điên” là những người có nhiều năng lượng hơn mức người thường, và “điên” có hai loại người: một là “điên” do hiểu biết quá sâu rộng, cao siêu vượt lên tất cả người đương thời, mọi người chưa hiểu họ, và tưởng họ “điên”. Những người “điên” này là những thiên tài như : Vincent van Gogh, Picasso, Paul-Marie Verlaine, Nietzsche… Và với thời gian, họ đã được trả lại chân giá trị. Còn loại “Điên” thứ hai cũng là những người có nhiều năng lượng hơn mức người thường nhưng hiểu biết rất thấp, it văn hoá nhưng tham vọng nổi tiếng lại rất cao, họ cảm thấy bất lực và họ tìm đủ mọi cách để nổi tiếng, đó là những : Erostrat, người đốt đền Artemis, Nero giết mẹ và đốt thành Roma.. Và đã có chuyện sau : Một kẻ “điên” (dạng thứ hai) đã vào bảo tàng và dùng búa đập, phá bức tượng Đức Mẹ và chúa Jesus của Michelangelo. Khi bị bắt, kẻ đó khai : Tôi muốn nổi tiếng, Michenlangelo đã phải mất hàng chục năm để tạo nên bức tượng. Tôi chỉ mất có 5 phút để phá huỷ nó, và tôi đã nổi tiếng, tên tôi đã lan đi khắp thế giới trên đầu các trang báo…” Ta vẫn hay có câu : lòng nhiệt tình cộng với sự kém hiểu biết chỉ dẫn tới phá hoại. Những “Thằng mõ 1” của Ngọc Đại là dạng “Điên” thứ hai này       

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.