You are here

Hoàng Cầm với những áng thơ thắm nồng nhạc cảm (Phần 2)

Tác giả: 
Phan Đông Viên

(Tiếp theo)

Vào một buổi trưa cuối năm 1991, khi ba chúng tôi đang ngồi uống nước chè dưới gốc cây long não trong sân 51 Trần Hưng Đạo thì ông Hoàng Cầm đến chơi, ông cùng ngồi uống nước và tặng chúng tôi mỗi người một tập thơ Mưa Thuận Thành vừa xuất bản, chúng tôi rất vui và chúc mừng ông. Chùa Hương là một trong những bài xuất sắc nhất trong tập thơ này, bởi ngoài cái hay cái đẹp của ngôn từ và hình ảnh, bài thơ còn truyền tải một thông điệp rằng: ngay cả người sống trong nhung lụa ngọc ngà, sung sướng như công chúa con Vua Lý vẫn còn phải lên Chùa để giải oan, thì mọi người chắc rằng không phải ai cũng vừa lòng với hoàn cảnh của mình. 

Bài thơ này đã được hai nhạc sĩ: Đào Ngọc Dung (sinh năm 1933) và nhạc sĩ Ngô Quốc Tính (sinh năm 1943), mỗi người phổ một đoạn thành ca khúc và đều có sức truyền cảm sâu lắng:

Ngày 10/10/1954 tiến theo các đơn vị chủ lực của Quân đội ta, Hoàng Cầm đã dẫn đầu đoàn văn công Quân đội về tiếp quản Thủ đô, ngay những ngày đầu Hà Nội giải phóng, ông đã dựa trên bài dân ca Trèo lên quan dốc để sáng tác ca khúc Hà Nội yêu dấu, đặt lời mới rất hay với nhiều địa danh và anh hùng dân tộc gắn bó với Hà Nội, ca khúc này đã trở thành phổ biến đã được hát trong Liên hoan văn công toàn quốc cuối năm 1954 và thường xuyên phát trên đài Tiếng nói Việt Nam cũng như các cuộc hội họp quần chúng. Đến năm 1955 ca khúc này đã cùng một số bài khác được nhà xuất bản thế giới xuất bản giới thiệu với bạn bè quốc tế.

Do thành tích hoạt động, thi sĩ Hoàng Cầm đã được cử làm Trưởng đoàn Văn công quân đội, sau đó làm Trưởng đoàn Kịch nói quân đội, cuối năm 1955 ông chuyển sang phụ trách công tác xuất bản của Hội Văn nghệ Việt Nam, 1957 ông tham gia Ban chấp hành khóa 1 Hội Nhà văn Việt Nam.

Là thi sĩ tài danh, thơ Hoàng Cầm ngoài ý tứ hàm súc, hình ảnh phong phú, vần điệu và câu từ uyển chuyển, lấp lánh, thơ ông còn mang nhiều nhạc cảm và nhạc điệu nên đã được các nhạc sĩ phổ thành nhiều ca khúc. Trước sau thơ ông vẫn lưu lại trong lòng công chúng với sự yêu quý, sẻ chia và kính trọng, đó cũng là nội dung thể hiện trong ca khúc Thi sĩ bên bờ sông Đuống do nhạc sĩ Huy Du – người cùng thời và cùng hoạt động với Hoàng Cầm – phổ nhạc cho bài thơ cùng tên của nhà thơ Thế Hùng:

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh thi sĩ Hoàng Cầm, để tưởng nhớ ông, xin trân trọng giới thiệu những ca khúc đã đưa thơ ông bay cao, bay xa./.

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.