ĐÀO VIỆT HƯNG
Nhạc sĩ Đào Việt Hưng sinh ngày 25 tháng 5 năm 1930. Quê ở thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh. Nguyên công tác tại Hãng Phim tài liệu và khoa học Trung ương. Đã nghỉ hưu. Trú quán ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Biển chiều (Ảnh Internet)
SỰ NGHIỆP
Ông nhập ngũ từ năm 1948, vào Sở Quân giới Liên khu IV. Đến năm 1951, chuyển ngành về Trường Sư phạm Liên khu IV. Năm 1954, là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Tĩnh. Năm 1956, ông sang Sở Văn hóa - Thông tin Hà Tĩnh và năm 1957 theo học Trường Âm nhạc Việt Nam. Năm 1967, ông vào công tác tại Đoàn Ca Múa Tây Nguyên, sau về Ban Nghiên cứu Âm nhạc (nay là Viện Nghiên cứu Âm nhạc). Cho đến năm 1971, sang Hãng Phim tài liệu – khoa học Trung ương làm chuyên viên âm nhạc điện ảnh.
Đào Việt Hưng viết nhiều thể loại: ca khúc, tác phẩm khí nhạc, nhạc phim, luận văn nghiên cứu âm nhạc… Những tác phẩm này phần lớn được sử dụng trên các phương tiện truyền thông, màn ảnh, làn sóng, các nhà xuất bản, báo chí và các đoàn nghệ thuật. Một số tác phẩm viết cho Cello - Piano và Violon - Piano được Nhạc viện Hà Nội đưa vào giảng dạy (1961 - 1962).
TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
- Mừng nhà máy mới hoàn thành (Giải Nhì, không có giải nhất, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 1957-1960);
- Hương quế Trà Bồng;
- Mùa xuân trên cao nguyên (hòa tấu t’rưng, chiêng, cồng và dàn nhạc) – Giải A Hội diễn 1962-1963 Vụ Âm nhạc và Múa;
- Hát ví Nghệ Tĩnh, Giải Ba Hội Nhạc sĩ Việt Nam (sách lý luận);
- Điệu thức dân ca miền Trung, Giải Ba Hội Nhạc sĩ Việt Nam (sách lý luận);
- Mùa xuân (nhạc múa);
- gày hội (nhạc múa) – Giải A Hội diễn toàn quốc 1985…
TẶNG THƯỞNG
- Huy chương Chiến thắng hạng Nhì (Kháng chiến chống Pháp);
- Huy chương Chiến sĩ Văn hóa, Bộ Văn hóa;
- Huy chương “Vì sự nghiệp Điện ảnh Việt Nam”;
- Huy chương “Vì sự nghiệp Báo chí”;
- Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất;
- Huy chương “Vì sự nghiệp Âm nhạc Việt Nam”.
ĐĂNG BÌNH LUẬN