Festival Ngày Âm nhạc mới “Khát khao thay đổi”

07:00 AM, Thứ sáu, 16/05/2025
452

Tác giả: Thanh Nhã

 

 

Festival Ngày Âm nhạc mới thế giới ISCM 2025 (ISCM World New Music Days) của Hiệp hội Âm nhạc đương đại quốc tế sẽ diễn ra tại Bồ Đào Nha với chủ đề “Khát khao thay đổi” do tổ chức âm nhạc Miso Music Bồ Đào Nha đăng cai tổ chức, diễn ra tại Lisbon và Porto, từ ngày 30/5 đến 7/6/2025, với sự bảo trợ của Tổng cục Nghệ thuật, Bộ Văn hóa Bồ Đào Nha; Hội đồng Thành phố Lisbon; Trung tâm Văn hóa Belém.

Sự kiện này lần đầu tiên được tổ chức tại Bồ Đào Nha, ngoài giới thiệu âm nhạc mới, Ngày âm nhạc mới thế giới ISCM 2025 tại Bồ Đào Nha nhấn mạnh khía cạnh môi trường thông qua chủ đề  “Khát khao thay đổi”, kết hợp chính sách sinh thái với biểu diễn nghệ thuật và gợi lên tình thế tiến thoái lưỡng nan đáng kể mà “hành tinh xanh” của chúng ta đang phải đối mặt – sự phát triển hay sự sống? Nước là một yếu tố quan trọng trong phương trình này, đặc biệt là ở Bồ Đào Nha, nơi sự thiếu hụt và bốc hơi nước ngày càng đe dọa dân số. Làm thế nào nhân loại có thể giải quyết vấn đề cấp bách này?

Festival là cơ hội hoàn hảo để dành không gian và thời gian cho vấn đề và chương trình nghị sự về nước. Âm nhạc không chỉ là âm thanh và sự im lặng. Nó phản ánh nhịp đập của xã hội, mang theo những mối quan tâm, nỗi sợ hãi và khát vọng sâu sắc nhất của chúng ta. Cuộc khủng hoảng khí hậu cần nhiều hơn những thay đổi chính trị hay giải pháp công nghệ. Nó đòi hỏi một sự hiểu biết cảm xúc phổ quát – một lời kêu gọi ý thức tập thể. Ở đây, sáng tạo nghệ thuật và âm nhạc có thể tạo nên sự khác biệt. Sự kiện kêu gọi nghệ sĩ cũng như khán giả suy nghĩ lại về vai trò của sáng tạo trong một thế giới đang chuyển đổi, một lời kêu gọi thay đổi, nơi âm nhạc đánh thức góc nhìn mới về những thách thức cấp bách mà hành tinh của chúng ta đang phải đối mặt. Sức mạnh tái tạo của âm nhạc nghệ thuật trong thời đại mới.

Ngày Âm nhạc mới thế giới 2025 tại Bồ Đào Nha tôn vinh sự đa dạng phi thường của âm nhạc đương đại từ khắp nơi trên thế giới. Trong 9 ngày diễn ra Festival, các dàn nhạc, ban nhạc và nhạc công Bồ Đào Nha sẽ biểu diễn 135 tác phẩm của các nhà soạn nhạc đến từ 44 quốc gia khác nhau, trong 27 buổi hòa nhạc, được tổ chức tại 11 địa điểm uy tín ở Lisbon và Porto.

 

Lisbon                                       Porto

 

Các buổi hòa nhạc diễn ra ở Lisbon ngày 30/5 và 2/6 đến 7/6, ở Porto ngày 31/5 và 1/6.

Tuyển tập tác phẩm do các thành viên ISCM và các nhạc sĩ gửi đến đăng ký tham dự Festival là 441 tác phẩm (trong đó 289 tác phẩm do các tổ chức thành viên của ISCM gửi tham dự và 152 tác phẩm do cá nhân các nhà soạn nhạc gửi tham dự). Tổng cộng có 74 tác phẩm được Ban Giám khảo quốc tế là các nhạc sĩ và nhạc trưởng lựa chọn, bao gồm: Adrian Moore (Vương quốc Anh), Ângela da Ponte (Bồ Đào Nha), Doina Rotaru (Romania), Flo Menezes (Brazil), Franz Martin Olbrisch (Đức), Gilles Gobeil (Canada), Guillaume Bourgogne (Pháp), John McLachlan (Ireland), Lorraine Vaillancourt (Canada), Masataka Matsuo (Nhật Bản), Michal Rataj (Cộng hòa Séc), Miguel Azguime (Bồ Đào Nha), Peter Swinnen (Bỉ), Petter Sundkvist (Thụy Điển), Ramón Souto (Tây Ban Nha), Rozalie Hirs (Hà Lan), Rui Penha (Bồ Đào Nha) và Valerio Sannicandro (Ý).

Thêm vào chương trình là các tác phẩm âm nhạc của nước chủ nhà, được tuyển chọn bởi Miso Music Bồ Đào Nha, gồm các tác phẩm của các nhà soạn nhạc Bồ Đào Nha, các tác phẩm của những nhà sáng tạo âm nhạc đương đại nổi tiếng thế giới và các tác phẩm khác để đảm bảo tính đại diện rộng rãi cho cộng đồng ISCM trên toàn cầu.

Các tác phẩm được chọn để biểu diễn tại Festival được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái theo tên của người dự thi như sau:

1. Nhà soạn nhạc Omri Abram (sinh năm 1986, Israel), tác phẩm: Time passes Time (2019) cho 14 nhạc cụ: fl, ob, cl, bn, hn, tp, tbn, perc, pf, 2vn, va, vc, db (Large Ensemble).

2. Nguyễn Hồng Anh (2005, Việt Nam): Quiet Moment (2023) cho piano solo (Solos).

3. Krists Auznieks (1992, Latvia): Turning the Wheel (Small Ensemble).

4. Alexis Bacon (1975, Mỹ): In the Foreign Land (2018) cho solo clarinet (Solos).

5. Natasha Barrett (1972, Anh/ hiện sống tại Na Uy): Impossible Moments from Venice 3 / The Other Side of the Lagoon (2023) cho ambisonics in 3D or 2D (Electroacoustic).

6. Dániel Péter Biró (1969, Mỹ/ Na Uy): Kilkul (Breakdown) (2009) cho solo alto saxophone (Solos).

7. Manuella Blackburn (1984, Anh): Home Truths (2023) cho fixed media (Electroacoustic).

8. Sonia Bo (1960, Italy): Variazioni di Luci (2022) cho dàn nhạc (Orchestra).

9. Silvia Borzelli (1978, Italy/ Hà Lan): A Self-portrait (with Anatsui in the background) (2022) chuyển soạn cho piano (Solos).

10. Chris Cree Brown (1953, New Zealand): Evanesce (2023) cho 13 đàn dây (4,3,3,2,1) (String Ensemble).

11. Carmen Cârneci (1957, Romania): HESPER(Í)A (2016) cho solo piano (Solos).

12. Marta Cerqueira (1983, Bồ Đào Nha) và Simão Costa (1979, Bồ Đào Nha): #6 Propagação video installation (Small-size Audio/Video).

13. Youngjae Cho (1990, Hàn Quốc): Mirrored: ceilings, floors, walls (2023) cho mixed media 3-D audio (Electroacoustic).

14. George Christofi (1983, Cyprus): Reflect (Solos)

15. Erik Dæhlin (1976, Na Uy): Flickering Sites (2023) cho single-channel video and stereo sound (Small-size Audio/Video).

16. Cecilia Damström (1988, Phần Lan): Ice (2021) cho dàn nhạc (Orchestra).

17. Cláudio de Pina (1977, Bồ Đào Nha): Neurotransmits (2023) cho fixed media (Electroacoustic).

18. Yuri Demetz (1995, Italy): All Encompassing Snapshots (2022/2023) cho dàn nhạc (Orchestra).

19. Emily Doolittle (1972, Canada/ Scotland): Gannetry (2021) cho clarinet and live electronics (Solos).

20. Jan Dušek (1985, Czech Republic): Unsent Letter (2019) cho solo clarinet (Solos).

21. Anna Katrin Egilstrød (1981, Faroe Islands/ Đan Mạch): VITI (2021) cho fixed media (Small-size Audio/Video).

22. Fátima Fonte (1983, Bồ Đào Nha): Cartas Portuguesas (2020) cho giọng hát and piano (Duos).

23. Gonçalo Gato (1979, Bồ Đào Nha): Elementos (2018) cho piano trio (piano, violin, violoncello) (Trios).

24. Gilles Gobeil (1954, Canada): Un cercle hors de l’arbre (2014) cho fixed media (Electroacoustic).

25. Guo Yuan (1968, Trung Quốc): Chilly River and Snow (2022) cho 8 nhạc cụ (fl, cl, vbs, pf, vn, va, vc, db) (Medium Ensemble).

26. Leontios Hadjileontiadis (1966, Hy Lạp): Platonic Solids (2022) cho alto flute, alto saxophone, trombone, vibraphone, and double bass (Medium Ensemble).

27. Hanna Hartman (1961, Thụy Điển): The Navigators (2023) cho multi-channel fixed media (Electroacoustic).

28. Sam Hayden (1968, Anh): Die Abkehr (Turning Away) (2017) cho 11 người chơi (fl/afl,picc, ob/eh, cbcl, tpt, btbn, perc, pf, vn, va, vc, db)  (Large Ensemble).

29. Jianing He (1996, Trung Quốc): Fluttering with the wind (2024) cho Portuguese guitar and electronics (Nhạc cụ truyền thống Bồ Đào Nha).

30. Eloain Lovis Hübner (1993, Đức): Crunch modes 1.0 (2023) cho 10 nhạc cụ (bfl, cl, ssx, perc, pf, egt, vn, va, vc, db) cộng với các thiết bị âm thanh và điện tử trực tiếp (Medium Ensemble).

31. Komei Itoh (1961, Nhật Bản): OBJECTs253 (2023) cho solo clarinet (Solos).

32. Mirela Ivičević (1980, Croatia / Áo): Innate Heaven (Âm nhạc cho các tổ chức tôn giáo, Chương I) (2023) cho hợp xướng không có nhạc đệm (Youth Choir).

33. Barbara Jazwinski (1950, Ba Lan/ Mỹ): Soliloquy (2021) cho solo clarinet (Solos).

34. Jinwook Jung (1994, Hàn Quốc/ Bỉ): Unerasing (2016/18) cho dàn nhạc (Orchestra).

35. Ji-Hyang Kim (1970, Hàn Quốc): Nachtmusik (2012/13) cho dàn nhạc dây (String Ensemble).

36. Shin Kim (1994, Hàn Quốc): KALEIDOSCOPE (2022/23) (Large Ensemble).

37. Jana Kmiťová (1976, Slovakia): Sie fuhr in die nacht (2023) cho 12 nhạc cụ (Large Ensemble).

38. Panayiotis Kokoras (1974, Hy Lạp/ Mỹ): Useless Box for stereo fixed media (2023) (Electroacoustic).

39. Tatjana Kozlova Johannes (1977, Estonia): Ainult õhk (Just Air) (2023) cho flute, clarinet, violin, cello, piano, and percussion (Small Ensemble).

40. Bence Kutrik (1976, Hungary): Chorale Machine (2022) cho solo piano (Solos).

41. Tilen Lebar (1993, Slovenia/ Hà Lan): Hassan (2022) cho alto saxophone and fixed media (Solos).

42. Murielle Lemay (1990, Bỉ): Augur cho dàn nhạc (Orchestra).

43. Samuel Hong-yu Leung (1999, Hong Kong, Trung Quốc): Variations (2023) cho tứ tấu dàn dây (String Quartet).

44. Liu Rui (1989, Trung Quốc): The other shore flower (2021) cho tứ tấu dàn dây (String Quartet).

45. Ashley John Long (1986, Wales): Beyond the Haze of Winter’s Edge 

(2020) cho piano trio: vn, vc, pf (Trios).

46. María Eugenia Luc (1958, Argentina / Basque Country): Forest (2019) cho flute, clarinet, saxophone, piano, violin, and violoncello (Medium Ensemble).

47. Jug Marković (1987, Serbia): New work (Large Ensemble), người chiến thắng Giải thưởng Nhà soạn nhạc trẻ ISCM (2019).

48. Rytis Mažulis (1961, Lithuania): Timeless (2024) cho 13 đàn dây (4,3,3,2,1) (String Ensemble).

49. Robert McIntyre (1998, Australia): A Sea Spray of Ash (2019) cho soprano and piano (Duos).

50. Alexandru Murariu (1989, Romania): Knots III (2024) cho solo clarinet (Solos).

51. Jonathan Nangle (1981, Ireland): Artificial Blissful State (2016) cho baritone saxophone and electronics (Solos).

52. Veljko Nenadić (1998, Serbia): Gorgons – Three Mythical Creatures 

(2022) cho dàn nhạc (Orchestra).

53. Lenka Novosedlíková (1989, Slovakia): VPD (2021) cho viola, doublebass, and piano (Trios).

54. Jim O’Leary (1971, Canada): Susan Pennefather Gray (2014) cho soprano and piano (Duos).

55. Daniel Osorio (1971, Chile/ Đức): … y no me toques (2014) cho tứ tấu dàn dây (String Quartet).

56. José Luis Perdigón de Paz (1990, Tây Ban Nha/ Đức): Torque (2019) cho piano trio (vn, vc, pf) (Trios).

57. Ville Aslak Raasakka (1977, Phần Lan): The Harvest (2021) cho sinfonietta (fl, ob, cl, bcl, bsn, hn, trp, trb, 2perc, pno, 2vln, vla vlc, db) (Large Ensemble).

58. Leevi Räsänen (1997, Phần Lan): The two childhoods (2022) cho tứ tấu dàn dây (String Quartet).

59. Alfredo Santa Ana (1980, Mexico/ Canada): The River of Hellos and Goodbyes (2019) cho hợp xướng không có nhạc đệm (Youth Choir).

60. Bekah Simms (1990, Canada/ Scotland): Spore wind ii: swamp thing (2023) (Electroacoustic).

61. Chris Sivak (1982, Canada): Alouette Meets Her Maker (2018/21) cho SATB hợp xướng (Youth Choir).

62. Helena Skljarov (1993, Croatia): The Portrait of Dora P. (2023) cho dàn nhạc và thiết bị điện tử (Orchestra).

63. Tomasz Skweres (1984, Ba Lan/ Áo): Suite Macabre (2021) cho solo violoncello (Solos).

64. Hawar Tawfiq (1982 Iraqi Kurdistan/ Hà Lan): M.C. Escher’s Imagination (2022) cho dàn nhạc (Orchestra).

65. Todor Todoroff (1963, Bỉ): Voices Part IV Hallucinations (2024) cho 16-Channel, 12-Channel, 8-Channel (Octophonic) or Stereophonic Media (Electroacoustic).

66. Haukur Tómasson (1960, Iceland): Air Sculptured (2022) cho 9 đàn dây (2,2,2,2,1) (String Ensemble).

67. Barry Truax (1947, Canada): What the Waters Told Me (2022) cho fixed media (Electroacoustic).

68. Roxanne Turcotte (1960, Canada): Masques et dichotomies (2021) cho synthesizer and 16-channel fixed media (Electroacoustic).

69. Annette Vande Gorne (1946, Wallonia, Bỉ): VOX ALIA IV: Vox Populi (2023) cho 16-channel fixed media (Electroacoustic).

70. Mauro Godoy Villalobos (1967, Chile/ Thụy Điển): MOODS (2016) cho 9 đàn dây (4vn, 4va, 1vc) (String Ensemble).

71. Dan Walker (1978, Australia): Listen. Are you breathing just a little and calling it a life? (2022) cho SATBarB chorus (Youth Choir).

72. Tsu-Yao Yang (1991, Đài Loan): Bleu II (2020) cho tứ tấu dàn dây (String Quartet).

73. Agata Zemla (1994, Ba Lan): To bee or not to bee (2021) cho flute, clarinet, viola, violoncello, và live electronics (Small Ensemble).

74. Aske Zidore (1984, Đan Mạch): Livets Midte (Center of Life) cho màn hình cảm ứng kỹ thuật số (2024) (Small-size Audio/Video).

Chương trình hòa nhạc khai mạc sẽ diễn ra vào 19 giờ đến 19 giờ 45, ngày 30/5 tại Trung tâm văn hóa Belém, tập trung vào góc nhìn đương đại về nhạc cụ truyền thống của Bồ Đào Nha với chủ đề “Âm nhạc vượt thời gian”.

 

 

Địa điểm, ở Lisbon: là Quỹ Calouste Gulbenkian, Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa Belém, Khoa Mỹ thuật - ULisboa, Tu viện Jerónimos, Bảo tàng MAAT, Bảo tàng xe ngựa quốc gia, Trung tâm O'culto da Ajuda, Nhà hát thành phố São Luiz… ở Porto: Nhà Âm Nhạc casadamusica, Câu lạc bộ lý tưởng Fado…

 

 

Tham gia biểu diễn: Dàn nhạc Gulbenkian, Dàn nhạc Metropolitan Lisbon, Nhà hát giao hưởng Porto, Trường Alma Mater, Ensemble MPMP, Tứ tấu thủ đô Lisbon, Hòa tấu Casa da Música, Sond'Ar-te Electric Ensemble, Dàn hợp xướng thanh thiếu niên của trường Đại học Lisbon, nhóm Trio Sond'Ar-te, Komorebi Duo – Camila Mandilo và João Casimiro de Almeida (soprano và piano)…

 

 

Các nghệ sĩ nổi tiếng: Camila Mandillo (giọng nữ cao), Elsa Silva (piano), Philip Quaresma (violoncello), Henrique Portovedo (saxophone), Hugo Vasco Reis (guitar Bồ Đào Nha), Jose Pedro Ribeiro (piano), Miguel Amaral (guitar Bồ Đào Nha), Mrika Sefa (piano), Nuno Pinto (kèn clarinet), Rui Silva (trống lục lạc)…

Ngoài các buổi hòa nhạc, biểu diễn và sắp đặt âm nhạc mới cũng như Đại hội đồng ISCM, WNMD 2025 bao gồm nhiều sự kiện và sáng kiến ​​​​đi kèm khác nhau như tổ chức một cuộc hội thảo và tham luận quốc tế độc đáo dành riêng cho “Chương trình nghị sự về Nước” được trình bày bởi các chuyên gia nghệ thuật, địa chất, vật lý, xã hội học, nhân chủng học và triết học...

Miso Music Bồ Đào Nha tổ chức Ngày âm nhạc mới thế giới ISCM 2025, nhằm mục đích thể hiện tài năng của các nhạc sĩ Bồ Đào Nha và sức sống của nền âm nhạc mới toàn cầu ngày nay, đồng thời biến nghệ thuật và âm nhạc thành một phương tiện để nâng cao nhận thức toàn cầu, nguồn cảm hứng và sự thay đổi.

Bằng cách đứng ở điểm giao thoa giữa nghệ thuật và chính sách môi trường, Festival ISCM 2025 ở Bồ Đào Nha là cơ hội để tôn vinh âm nhạc và khai thác sức mạnh của nó để định hình một tương lai, nơi hành tinh và cư dân của nó có thể cùng tồn tại hài hòa. ISCM WNMD 2025 ở Bồ Đào Nha chắc chắn sẽ là bằng chứng chung về nghệ thuật như một phương tiện tư duy có tiềm năng kích thích sự thay đổi.

 

 

Tác giả Nguyễn Hồng Anh của Việt Nam, sinh ngày 2/7/2005. Hiện đang là sinh viên Đại Học năm thứ 2, Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Trong quá trình học tập, Hồng Anh được hướng dẫn chuyên môn bởi PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân.

Tác phẩm “Khoảng Lặng” miêu tả diễn biến tâm trạng của một linh hồn phiêu đãng. Ở trong đó có những nét mơ màng, bay bổng, những trầm tư, suy nghĩ...  và hình ảnh nhân vật đắm chìm trong những khoảng lặng cho riêng mình. Hãy để tất cả chìm vào khoảng lặng.

* Miso Music Portugal được thành lập vào năm 1985 bởi Paula và Miguel Azguime, những nhà soạn nhạc, nghệ sĩ biểu diễn và nghệ sĩ đa năng. Kể từ khi thành lập Miso Ensemble (một bộ đôi sáo và bộ gõ có hành trình độc đáo trong nền âm nhạc Bồ Đào Nha). Paula Azguime là giám đốc điều hành của Miso Music Portugal, và Miguel Azguime là giám đốc nghệ thuật. Họ đã không ngừng hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc mới, đóng góp to lớn vào việc mở rộng và quảng bá nghệ thuật âm nhạc đương đại. Miso Ensemble được khán giả và các nhà phê bình công nhận là một trong những nhóm nhạc đương đại sáng tạo nhất của Bồ Đào Nha.

Miso Music đã quảng bá các nhà soạn nhạc Bồ Đào Nha và phát triển nghệ thuật âm nhạc cả trong nước và quốc tế, phát triển và nhân rộng nhiều hoạt động tiên phong như việc thành lập hãng thu âm Miso Records, tổ chức Festival Música Viva, thành lập Miso Studio, thành lập Trung tâm nghiên cứu và thông tin âm nhạc Bồ Đào Nha vào năm 2001, phát triển mạng lưới đối tác rộng khắp để quốc tế hóa âm nhạc…

Với mục đích phát triển, thúc đẩy và ghi lại quá trình sáng tạo âm nhạc, tập trung vào các nhà soạn nhạc Bồ Đào Nha, sản xuất và phổ biến các dự án sáng tác, dàn dựng các buổi biểu diễn và các lĩnh vực nghệ thuật liên quan khác. Khuyến khích thử nghiệm và đổi mới trong nghiên cứu âm nhạc, ứng dụng công nghệ mới.

Thúc đẩy giáo dục thông qua nghệ thuật âm nhạc với các hoạt động cho nhiều đối tượng khán giả khác nhau, đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi đi học. Góp phần phổ biến âm nhạc sáng tạo, tiếp cận được nhiều đối tượng khán giả nhất có thể, đặc biệt là đối với các tác phẩm âm nhạc đương đại của Bồ Đào Nha.

Tổ chức các Festival âm nhạc, chuỗi hòa nhạc, cuộc thi sáng tác và biểu diễn, tổ chức các hội thảo, khóa học, đào tạo, dự án nghiên cứu, hỗ trợ các nhà soạn nhạc nắm bắt công nghệ mới và đa phương tiện.

Biên tập và sản xuất các bản nhạc, sách, đĩa CD và DVD, video, phim, tạp chí hoặc tài liệu quảng cáo nhằm đạt được mục tiêu của Hiệp hội.

Theo ISCM)

Chia sẻ:
facebook share
instagram share instagram share

Xem nhiều