Bài hát
Ngũ đối đăng đàn
Tác phẩm được viết vào năm 1998 cho 5 nhạc cụ cổ truyền Việt Nam: sáo, nhị, nguyệt, tranh, và bộ gõ. Trình diễn lần đầu tại Nhạc Viện Hà Nội năm 1998. Các bè nhạc diễn tiến như một cuộc trao đổi giữa mọi người, trong đó, nguyên tắc chủ yếu là “cho-và-nhận” một cách ngẫu nhiên. Tác phẩm này có ứng dụng một số nét nhạc Đờn ca tài tử Nam bộ.
Vũ Nhật Tân
(8 tháng 8 năm 1970 ― 21 tháng 7 năm 2020)
Chuyên ngành sáng tác
Vũ Nhật Tân là một nhạc sĩ người Việt Nam. Vũ Nhật Tân được báo chí Việt Nam mệnh danh là "Phù thủy âm nhạc". Ông còn là một trong những người tiên phong của dòng nhạc đương đại ― thể nghiệm ở Việt Nam. Tên tuổi của ông được biết tới với các tác phẩm "Hanoinoise", "Cõi vắng", "Đông muộn", "Châm", "Phố"...
Nhạc sĩ Vũ thuộc thể à Nhật Tân sinh ngày 8 tháng 8 năm 1970, hệ nhạc sĩ sáng tác trẻ chuyên về khí nhạc.
Từ năm 1980, anh học piano tại Nhạc viện Hà Nội Từ 1981 đến 1995, học sáng tác và nghiên cứu âm nhạc và Phó Giáo sư Trần Trọng Hùng và lấy bằng Cử nhân âm nhạc tại Nhạc viện Hà Nội.
Từ năm 1995, anh là giảng viên tại Nhạc viện Hà Nội.
Năm 2000-2001, anh học soạn nhạc điện tử với Clarence Albertson Barlos và nhạc hiện đại với Johannes Fritsch tại Đại học Âm nhạc Staatlich Hochschule fuer Music, Cologne, Cộng hòa Liên bang Đức, theo học bổng của Deutscher Akademischer Austauschdienst DAAD.
Năm 2002, anh theo học sáng tác và nghiên cứu âm nhạc dân tộc học với Giáo sư Chinary Ung tại Đại học Tổng hợp San Diego UCSD, California, Mỹ, do Hội đóng Vân hóa Châu Á ACC New York tài trợ.
Tác phẩm của anh đã được biểu diễn tại Pháp, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ và Việt Nam.
Ngoài ra, anh cũng hoạt động như một nghệ sĩ đa phương tiện và trong nhiều lĩnh vực khác có liên quan tới âm nhạc và âm thanh, đồng thời thực hiện các chuyến lưu diễn / trình diễn âm nhạc và âm thanh điện tử. Anh đã từng trình diễn nhạc thử nghiệm, nhạc ngẫu hứng và nhạc điện tử trong các sự kiện âm nhạc tại Việt Nam, châu Âu, Mỹ, Úc, Trung Quốc.
Những năm 2004 - 2007, Vũ Nhật Tân đã bắt đầu tìm hiểu đờn ca tài tử và cải lương khiến nhiều người ở Nam bộ khá ngạc nhiên. Anh đã sớm chắt lọc để đưa nhạc tài tử vào nhiều sáng tác và trình tấu. Nhưng ước mơ lớn nhất của Vũ Nhật Tân là muốn đưa đờn ca tài tử và cả cải lương vào dàn nhạc giao hưởng. Trong năm 2019, Vũ Nhật Tân vẫn nói về ý định này và cho biết đã hoàn thành một số mảng chính, chỉ chờ nhà đầu tư là có thể hoàn chỉnh và dàn dựng. Để bổ trợ, Vũ Nhật Tân đã sưu tầm nhiều bài bản, thâu âm, sách, bài nghiên cứu, bài báo về nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương và đưa một số yếu tố âm nhạc truyền thống vào tác phẩm đương đại. Cùng năm, Vũ Nhật Tân cho biết đang chuẩn bị tài liệu gấp rút cho việc viết cuốn lịch sử âm nhạc hiện đại Việt Nam ở khía cạnh tiếp nhận quốc tế và đổi mới quốc nội. Cuốn sách này nếu xuất bản sẽ có độ dày khoảng 600 trang, là một khái quát về lịch đại, cũng như phân tích chuyên sâu những trường hợp đặc biệt. Anh cũng cho biết trong những đợt lưu diễn, lưu trú, giảng dạy ở nước ngoài, dù chuyên môn về âm nhạc thể nghiệm nhưng vẫn không quên sưu tầm dữ liệu cho sách này. Tuy vậy cho đến khi qua đời, ông vẫn chưa hoàn thành xong.
Những năm cuối thập niên 2010, Vũ Nhật Tân nhận được một số lời mời sáng tác khác đến từ Nhóm Hòa tấu Apollo ở Houston, bang Texas. Anh sáng tác "Mây" (tên tiếng Anh là "Clouds") cho đàn bầu và tứ tấu đàn dây. Với lời mời từ Viện Goethe, Vũ Nhật Tân sáng tác "Hanoise!" dưới sự thể hiện của Nhóm nhạc đương đại Hà Nội với các khách mời đến từ Nhóm Hòa tấu Hiện đại và Tứ tấu đàn dây Arditti. Tác phẩm cuối cùng của ông, "Mây" cho violin và piano, được mời sáng tác bởi những người bảo trợ phía bên Mỹ của anh.
Không có mục để hiển thị