NGUYỄN THỊ MINH CHÂU
Nhà Lý luận, phê bình âm nhạc Nguyễn Thị Minh Châu sinh ngày 14 tháng 5 năm 1957, quê quán Hà Nội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội NSVN.
Được đào tạo chính quy chuyên ngành Piano tại Trường Âm nhạc Việt Nam – nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia VN (1965-1978), chuyên ngành Lý luận âm nhạc tại Viện Hàn Lâm Âm nhạc Gnesin, Moskva – Liên Xô (1979-1986).
---------------------------------------
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
Năm 1986-1991 làm tại Viện Âm nhạc – Múa.
1991-2001 làm tại phân viện Văn hóa – Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2001-2012 làm tại Viện Âm nhạc - Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.
Đã tham gia viết nhiều tham luận, tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học toàn quốc, quốc tế về nhạc cổ truyền và nhạc mới – ca khúc và khí nhạc.
Là Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa VIII (2010-2015), Trưởng Ban Lý luận Hội Nhạc sĩ,
Tổng biên tập website Hội Nhạc sĩ Việt Nam từ 2010.
Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ VN khóa IX (2015-2020), khóa X (2020-2025).
Phó ban biên tập tập san Nghiên cứu phê bình âm nhạc (Thông báo khoa học) của Viện Âm nhạc - Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.
---------------------------------------
TÁC PHẨM NGHIÊN CỨU - PHÊ BÌNH - SÁNG TÁC
Những công trình nghiên cứu phê bình đã xuất bản và công bố:
1. Ngôn ngữ âm nhạc trong ca khúc Sài Gòn 1954-1975 qua những bài được sử dụng hiện nay (Viện Âm nhạc, 1995). Sách 106 trang.
2. Một số vấn đề thị hiếu đại chúng và những ca khúc đang thịnh hành (Viện Âm nhạc, 1999). Tiểu luận 50 trang.
3. Quyển 5A & 5B (chuyên luận về Nhạc mới) trong bộ Hợp tuyển tài liệu nghiên cứu - lý luận - phê bình âm nhạc thế kỷ XX (Viện Âm nhạc, 2003). 2 tập sách: 1132 trang và 600 trang.
4. Cuốn 3 (chân dung 12 nhạc sĩ) trong bộ Âm nhạc Việt Nam, tác giả - tác phẩm (Viện Âm nhạc, 2007). Sách 484 trang.
5. Giao hưởng một đời người (NXB Âm nhạc - Viện Âm nhạc, 2007). Sách 296 trang.
6. Phụ nữ và âm nhạc. Chuyên luận trong bộ Bách khoa về phụ nữ, Hội Phụ nữ VN, 2008.
7. Nhà phê bình âm nhạc, anh là ai? Tập 1 (Viện Âm nhạc, 2008). Sách 492 trang.
8. Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội... (Viện Âm nhạc, 2009). Sách 244 trang.
9. Phần Ca khúc Hà nội sau ngày thống nhất đất nước đến nay (1975-2008) trong sách Ca khúc Hà Nội thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI (Nhà xuất bản Hà Nội, 2010). Sách 768 trang.
10. Quyển 4 - Nhạc mới trong bộ sách nhiều tác giả 1000 năm âm nhạc Thăng Long - Hà Nội (Nhà xuất bản Âm nhạc, 2010). Sách 672 trang.
11. Thực trạng của hoạt động phê bình âm nhạc từ năm 1991 đến nay.
Đề tài nhánh trong đề tài cấp nhà nước của Hội đồng LLPB VHNT TƯ, 2012. Chuyên luận 19 trang A4.
12. Âm nhạc truyền thống và những vấn đề lý luận giai đoạn 1954-1975. Đề tài nhánh trong đề tài cấp nhà nước của Hội đồng LLPB VHNT TƯ, 2014. Chuyên luận 20 trang A4.
13. Âm nhạc thời kinh tế thị trường và thời hội nhập. Đề tài nhánh trong đề tài cấp nhà nước của Hội đồng LLPB VHNT TƯ, 2014. Chuyên luận 21 trang A4.
14. Nhà phê bình âm nhạc, anh ở đâu? Tập 2 (Viện Âm nhạc, 2018). Sách 452 trang.
15. Âm nhạc Việt Nam - nhìn lại để suy ngẫm (Viện Âm nhạc, 2020). Sách 460 trang.
---------------------------------------
NHỮNG CA KHÚC ĐÃ PHÁT SÓNG VÀ XUẤT BẢN
- À ơi, Nỗi nhớ, Chiều ấy, Tự khúc, Bé đi học, Ai trồng cây, Họa sĩ tí hon, Không biết, Bà và cháu, Nơi dựa…