Bài hát
CHIA TAY HOÀNG HÔN
Không có mục để hiển thị
Thuận Yến
Chuyên ngành sáng tác
Tên khai sinh của nhạc sĩ Thuận Yến là Đoàn Hữu Công, sinh ngày 15 tháng 8 năm 1935, quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam, hiện cư trú tại Hà Nội. Nguyên là Trưởng ban Âm nhạc Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam. Đã nghỉ hưu.
Ông tham gia công tác từ năm 1949, là cán bộ của Đoàn Văn công Khu ủy Liên khu V, sau đó theo học lớp Trung cấp Sáng tác tại Trương Âm nhạc Việt Nam. Bước vào Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông viết ngay những bài hát động viên thanh niên lên đường: Ba lô ta buộc cho chặt, Vành lá ngụy trang rất xanh... Năm 1965, lên đường trở lại chiến trường sáng tác, lấy bút danh là Thuận Yến, với những ca khúc của thời kỳ này như: Hát mừng quê ta giải phóng, Mỗi bước ta đi, Bài ca tiếp vận, Mỗi dòng thư Bác sáng ngời niềm tin. Ông đã có mặt trên chiến trường Trị Thiên - Huế, và khi cuộc đấu tranh chính trị phát triển mạnh, ông đã viết ca khúc Người mẹ miền Nam tay không thắng giặc được nhanh chóng phổ biến rộng rãi ở cả hai miền Nam, Bắc.
Trở lại miền Bắc theo học Đại học Sáng tác âm nhạc tại Nhạc viện Hà Nội, ông đã sáng tác một số tác phẩm khí nhạc, trong đó có bản Sonate Tự nguyện, Tranh giao hưởng năm chương Khúc ruột miền Trung và hành khúc Những bàn chân không mỏi. Vẻ Đoàn Văn công Tổng cục Xây dựng kinh tế, ông tiếp tục viết ca khúc, trong đó có những ca khúc nổi tiếng về đề tài ca ngợi lãnh tụ: Bác Hồ – một tình yêu bao la, Vầng trăng Ba Đình (thơ Phạm Ngọc Cảnh), Miền Trung nhớ Bác, và những đề tài khác như: Lê-nin - Người đến đất nước tôi (Giải Nhì cuộc thi nhân kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Mười), Tình yêu Điện Biên (Giải Ba cuộc thì nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam), Khúc ca người lính trẻ (Giải Nhì Ca khúc Bộ Quốc Phòng năm 1999), Hương tràm, Chia tay hoàng hôn (thơ Hoài Vũ), Màu hoa đỏ (thơ Nguyễn Đức Mậu), Tình yêu không lời rất được hoan nghênh. Ngoài ra, ông còn viết nhạc cho múa (Bông sen đỏ, Anh còn sống mãi), nhạc cho phim (Khoảng trời chiến sĩ, Hát ở chiến hào).
Đã xuất bản Tuyển chọn ca khúc Thuận Yến, Album Đi tìm trái tim (Sài Gòn Audio), Chia tay hoàng hôn (DIHAVINA). Ông đã được nhiều giải thưởng: Vâng trăng Ba Đình (Giải Nhất ca khúc của Bộ Văn hóa, 1984), Lênin – Người đến đất nước tôi (Giải Nhì ca khúc của Bộ Văn hóa, 1987), Chia tay hoàng hôn (Giải bài hát được nhiều người ưa thích năm 1992-1993 của Đài Tiếng nói Việt Nam).
Thuận Yến được coi là một trong những "cây đại thụ" của nền âm nhạc Việt Nam, người dìu dắt và tạo cảm hứng cho nhiều ca sĩ, nghệ sĩ lớn sau này như Nghệ sĩ Nhân dân Thu Hiền, ca sĩ Việt Hoàn, Quang Linh, Tùng Dương,...
Thuận Yến cũng được coi là một trong những người có đóng góp lớn vào sự phát triển của nền âm nhạc trữ tình cũng như nhạc nhẹ Việt Nam trong thời kỳ mới. Những đóng góp của ông về âm thanh, tiết tấu càng được coi trọng và phát huy khi ông nắm giữ vai trò trưởng ban âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam, như chia sẻ từ nhạc sĩ Cát Vận "[Thuận Yến là] người luôn trăn trở với nền âm nhạc Việt Nam"[30]. Báo Tin tức từng viết về ông vào năm 2017: "Gia tài âm nhạc của ông, nếu thời chiến tranh mang âm hưởng của tình yêu đất nước của một thời cuộc gian nan nhưng đầy khí phách, thì gia tài âm nhạc của ông ở thời bình lại rất thiết tha, đậm đà tình yêu nam nữ, với đủ "cung bậc người" – nỗi buồn đau, niềm hạnh phúc, nỗi thất vọng, khát khao..."
Không có mục để hiển thị