Tác giả: Triệu Phong
Đời lính của tướng quân âm nhạc Đức Trịnh gắn liền với sông nước Cửu Long, tuy quê hương anh ở tỉnh trung du Bắc Giang.
Năm 1974 khi 16 tuổi, Nhạc sĩ Đức Trịnh cùng các trai làng náo nức lên đường ra mặt trận, anh đã “man khai” thêm hai tuổi để được “Ta vượt trên triền núi cao Trường sơn”. Anh trở thành người lính Trung đoàn 1, Sư đoàn 330 chiến đấu ở chiến trường Nam bộ và sau đó làm nghĩa vụ quốc tế tại chiến trường Campuchia. Đồng đội đều khen anh là một người lính chiến đấu rất dũng cảm, rất ân tình với đồng chí đồng đội.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, anh trở lại miền sông nước Cửu Long, về công tác tại Nhà văn hóa Quân khu 9 đàn ca sáo nhị, rồi được cử ra “bồi dưỡng hạt nhân” tại Trường Nghệ thuật Quân đội và Hoc viện Âm nhạc Quốc gia. Rồi học giỏi, anh được giữ lại trường, trở thành người thầy giảng dạy tại trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Được nhà nước phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”, được Quân đội tin cậy trao nhiêm vụ là hiệu phó, rồi hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Nghê thuật Quân đội, quân hàm Thiếu tướng. Năm 2022, vị nhạc sỹ tướng quân này trở thành Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Có thể nói miền sông nước Cửu Long gắn liền với tuổi trẻ chiến đấu và hát ca của Thiếu tướng nhạc sĩ Đức Trịnh. Đấy cũng được kể là những năm tháng tươi đẹp nhất của anh. Những kỷ niệm miền sông nước, rừng đước, rừng tràm, bà con Nam bộ thân thương để lại cho anh nhiều kỷ niệm sâu nặng, và rồi đi vào âm nhạc của anh rất đậm nét, giàu xúc cảm, làm nên tên tuổi của nhạc sỹ Đức Trịnh. Tôi thấy ít người, nhất là các chiến sỹ không thuộc, không hát những bài hát của anh, như “Miền xa thẳm”, “Ước mong người lính”, “Tình yêu người lính”... Tôi viết nhiều về đề tài người lính. Tôi cũng tự nhận thấy thế mạnh của mình là đề tài chiến tranh Cách mạng bởi hầu hết tác phẩm đạt giải thưởng của rôi đều về lĩnh vực này. Trong cuộc đời một nhạc sĩ, để lại trong lòng công chúng một vài bài đã là hạnh phúc rồi”, Nhạc sĩ Đức Trịnh tâm sự.
Thiếu tướng nhạc sĩ Đức Trịnh vinh dự nhận dược nhiều giải thưởng lớn như các giải A,B,C của Hội Nhạc sĩ Việt Nam vào các năm 1994 – 2009, Giải A giải thưởng Văn học – Nghệ thuật của Bộ Quốc phòng Việt Nam (1994 – 1999), (2014 – 2019, Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật năm 2012.
Hơn 10 năm gắn bó với chiến trường Tây Nam Bộ với cả một thời thanh xuân dũng cảm, tài hoa và ân tình, nhạc sĩ Đức Trịnh đã có với mảnh đất này nhiều bài hát hay, cả những bản giao hưởng lớn. Giao hưởng “Tượng đài vô danh”, là một tác phẩm mà anh rất tâm huyết, gửi gắm trong đó là cả trái tim anh, những tình cảm, sự tri ân với những người đã ngã xuống vì Tổ quốc, quê hương, tình cảm với bạn bè, đối với người thân yêu nhất, đối với học trò”. Đó là giao hưởng viết cho dàn nhạc, với một trình độ nghệ thuật cao, điêu luyện, đầy đủ 4 quản, với hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn như lời giáo sư Chu Minh đã có lúc nhận xét với người viết bài này. Những ngày vừa qua, chúng tôi mới được gặp lại anh cùng nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân.
(Nguồn: https://vanhienplus.vn/)