Hội nghị toàn quốc các Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam lần thứ II

03:03 PM, Thứ hai, 24/04/2023
689

Tác giả: Thanh Nhã – Ngọc Thịnh

Đăng ngày 04/01/2023 - 21:47

 

Chiều 24 tháng 12 năm 2022, tại Hà Nội, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị toàn quốc các Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam lần thứ II, Nhân dịp kỷ niệm 65 năm thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

 

Đến dự và chỉ đạo Hội nghị có: đồng chí Nguyễn Minh Nhựt – Vụ trưởng Vụ Văn hóa Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương.

 

Thiếu tướng, nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh – Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam chủ trì Hội nghị, và các nhạc sĩ trong Ban Thường vụ: nhà LLPB Nguyễn Thị Minh Châu - Phó Chủ tịch Hội; NSƯT Trần Vương Thạch – Phó Chủ tịch Hội; nhạc sĩ Trần Nhật Dương – Trưởng Ban Kiểm tra; các nhạc sĩ trong Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra; lãnh đạo các Ban chuyên môn của Hội...

 

Đặc biệt là các nhạc sĩ Chi hội trưởng, Chi hội phó của các Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam trên toàn quốc: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên (Chi hội Nhạc sĩ Sáng tác 2 TP Hồ Chí Minh); nhạc sĩ Nguyễn Thái Dương – (Thái Bình); nhạc sĩ Duy Thái (Hải Phòng), nhạc sĩ Trọng Tĩnh (Bắc Ninh), nhạc sĩ Ngô Sỹ Tùng (Hà Giang); nhạc sĩ Cao Hồng Phương (Phú Thọ); nhạc sĩ Đào Hồng Thạch (Bắc Giang); nhạc sĩ Nguyễn Văn Tân (Lạng Sơn); nhạc sĩ Nguyễn Sỹ Chinh (Hà Tĩnh); nhạc sĩ Trịnh Tuấn Khanh (TP Đà Nẵng); nhạc sĩ Lê Điền Sơn (Quảng Ngãi); nhạc sĩ Nguyễn Thế Tuyên (Bình Định); nhạc sĩ Trần Xuân Lâm (Khánh Hòa); nhạc sĩ Nguyễn Văn Phương (Đồng Nai); nhạc sĩ Nguyễn Đình Nghĩ (Lâm Đồng); nhạc sĩ Võ Văn Cường (Đắc Nông); nhạc sĩ Nguyễn Đăng Khoa (An Giang); nhạc sĩ Phạm Văn Khiêm (Đồng Tháp); nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Phúc (Hậu Giang); nhạc sĩ Dương Minh Đức (Kiên Giang); nhạc sĩ Sơn Ngọc Hoàng (Sóc Trăng); nhạc sĩ Lê Hữu Ngân (Tiền Giang); nhạc sĩ Nguyễn Thành Bẩy (Trà Vinh); nhạc sĩ Nguyễn Xuân Linh Quốc (Bạc Liêu); nhạc sĩ Cao Hữu Nhạc (Phú Yên); nhạc sĩ Phạm Lê Hòa (Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương); nhạc sĩ Doãn Trường Nguyên (Khối Phát thanh – Truyền hình Hà Nội); nhạc sĩ Lê Trọng Nin (Khối các cơ quan Trung ương); nhạc sĩ Trần Quốc Đạt (Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội); nhạc sĩ Đinh Công Thuận (Chi hội Văn phòng và các cơ quan lẻ Hà Nội)…

 

Thiếu tướng, nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh, phát biểu đề dẫn Hội nghị và báo cáo kết quả Hội nghị Ban Chấp hành kỳ thứ 5 khóa X:

 

“Trong 6 tháng cuối năm vừa qua, mặc dù là năm chuyển giao lãnh đạo Chủ tịch Hội, nhưng Ban Chấp hành đã làm được nhiều việc lớn: Về hoạt động chuyên môn như: Liên hoan Âm nhạc toàn quốc tại Đăk Lăk; phối hợp với Cục Nghệ thuật Biểu diễn tổ chức Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc cũng tại Đăk Lăk; phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Giải Sao Mai đã chọn ra được những thí sinh xuất sắc; ra mắt Câu lạc bộ Ươm mầm tài năng trẻ tại Trung tâm Đào tạo tài năng trẻ Quảng Ninh; tổ chức 2 trại sáng tác âm nhạc phối hợp với Trung tâm hỗ trợ sáng tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Về hoạt động Lý luận phê bình, Lãnh đạo Hội tham dự nhiều Hội thảo khoa học về văn hóa, văn học nghệ thuật của Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam… Về công tác đối ngoại, mặc dù còn khó khăn nhưng Hội đã cử tác giả - nhạc sĩ đi tham dự Festival âm nhạc tại Kazan, Tatarstan. Đặc biệt là các hoạt động kỷ niệm 65 năm thành lập Hội. Ban Chấp hành đã sớm có các kế hoạch hoạt động cho năm 2023: như tổ chức các Liên hoan âm nhạc toàn quốc tại đồng bằng Sông Cửu Long và phía Bắc, mở 2 trại sáng tác âm nhạc thường niên do Trung tâm Hỗ trợ sáng tác Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hỗ trợ. Về công tác đối ngoại, đẩy mạnh quan hệ quốc tế, tham dự các Festival Âm nhạc quốc tế ở nước ngoài và tổ chức Festival Âm nhạc mới quốc tế lần thứ 4, nếu đủ điều kiện. Khôi phục lại Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh; nâng cao sự kiện hưởng ứng ngày thống nhất đất nước phát động cuộc thi “Bài ca thống nhất đất nước”; tổ chức Ngày Âm  nhạc Việt Nam phát triển rộng rãi toàn dân hưởng ứng; tổ chức các khóa đào tạo âm nhạc ngắn hạn; tôn vinh giải thưởng Âm nhạc hàng năm; phát động các cuộc thi sáng tác âm nhạc: ca khúc, giao hưởng, hợp xướng, nhạc kịch… nâng cao mảng lý luận phê bình. Đặc biệt, là công tác số hóa các tác phẩm của các nhạc sĩ, nâng cấp website để số hóa các tác phẩm âm nhạc tạo “sân chơi” cho đông đảo công chúng và các nhạc sĩ; tiến tới có bảo tàng về âm nhạc lưu giữ từ các tác phẩm âm nhạc dân gian các vùng miền và các tác phẩm của các nhạc sĩ trên toàn quốc.

 

Hội nghị này, thông qua các Chi hội trưởng, để các hội viên tiếp thu được tinh thần của Trung ương Hội, luôn luôn sẵn sàng liên kết ủng hộ về mặt vật chất và tinh thần đối với hoạt động của các chi hội. Ban Chấp hành lắng nghe ý kiến của các nhạc sĩ Chi hội trưởng, các ý kiến cụ thể, chuyên sâu về công tác của Hội cũng như các hoạt động ở các Chi hội địa phương… để có được hướng đi lâu dài mở ra các hoạt động tốt hơn, góp phần vào thành công tổ chức các hoạt động của Hội trong thời gian tới.

 

Đồng chí Nguyễn Minh Nhựt - Vụ trưởng Vụ Văn hóa Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương, phát biểu, nhấn mạnh:

 

“Hội nghị này là một sinh hoạt chuyên môn rất quan trọng và có ý nghĩa của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Hội có truyền thống anh hùng, có thành tích đáng kính trọng từ thời kháng chiến: Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Sao Vàng, Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân… đã 65 năm xây dựng và phát triển và trưởng thành, có thể nói rằng kế tục sự nghiệp đó, các anh chị các thế hệ nhạc sĩ hôm nay đã tiếp tục truyền thống anh hùng đó và bước tiếp một chương mới góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

 

Đảng và Nhà nước đã, đang và tiếp tục có nhiều chủ trương, giải pháp rất quan trọng để tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước cũng như tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn học nghệ thuật nước nhà trong thời kỳ mới.

Mong các anh chị tiếp tục sáng tác và vận động đồng nghiệp mình sáng tác phản ánh cuộc sống và giai đoạn lịch sử hiện nay để góp phần cùng dân tộc khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24 tháng 11 năm 2021”.

 

- Nhạc sĩ Trần Nhật Dương – Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Kiểm tra, trình bày báo cáo về công tác của Ban Kiểm tra, có nhận xét:

“Các hội viên đã tích cực tham gia hoạt động Hội, tham gia các chương trình nghệ thuật do Hội Nhạc sĩ Việt Nam, các Hội Văn học nghệ thuật các tỉnh, thành, khu vực tổ chức, biểu diễn phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương; công tác sinh hoạt chi hội được duy trì đều đặn. Một số chi hội phối hợp tốt với Phòng văn nghệ các Đài Phát thanh truyền hình địa phương giới thiệu tác phấm mới cho hội viên (Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam). Các hội viên đoàn kết, không vi phạm pháp luật, thực hiện tốt Điều lệ Hội. Phần lớn các Chi hội, Đoàn Nhạc sĩ không có phản ánh tiêu cực trong các hoạt động nghề nghiệp trên địa bàn. Không có vấn đề nối cộm: không có đơn thư khiếu nại tranh chấp về bản quyền... để Ban Kiếm tra phải giải quyết. Các Chi hội, đoàn Nhạc sĩ khu vực có sự kết nối thông tin, trao đổi tác phẩm và nghệ nghiệp sáng tác tạo sự đoàn kết trong hoạt động âm nhạc, các hoạt động văn hóa trên địa bàn và toàn khu vực, cùng nhau làm tốt công tác kiểm tra…”.

 

- Nhạc sĩ Trịnh Tuấn Khanh (Đà Nẵng) có ý kiến: Ban Chấp hành Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam TP Đà Nẵng thời gian qua hoạt động đều, đạt hiệu quả tốt, có báo cáo thường xuyên.

 

- Nhạc sĩ Thế Tuyên (Bình Định): Chi hội Bình Định được thành lập từ năm 1993 tới nay đã gần 20 năm sinh hoạt cùng với Phân hội Âm nhạc thuộc Hội Văn học nghệ thuật Bình Định; Chi hội có nhiều khó khăn về kinh phí, không có con dấu. Hội cần tạo điều kiện để các chi hội hoạt động hiệu quả hơn.

 

- Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Phúc (Hậu Giang): Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn hạn chế trong hoạt động âm nhạc, tuy nhiên hoạt động rất uy tín. Về kinh phí còn nhiều bất cập, vì vậy Chi hội Nhạc sĩ thường sinh hoạt cùng Phân hội địa phương tại các Hội Văn học nghệ thuật địa phương. Điều lúng túng là một số nhạc sĩ ở Phân hội âm nhạc địa phương sau khi được kết nạp trở thành hội viên Trung ương đã không còn sinh hoạt tại Phân hội nữa. Lãnh đạo Hội cần quan tâm và có những chuyến đi thực tế về địa phương để nắm bắt được tình hình từng Chi hội.

- Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tân (Lạng Sơn): “Chi hội Lạng Sơn mới được thành lập một nhiệm kỳ, hiện có 7 hội viên hoạt động tích cực, được nhận Bằng khen của Hội. Chi hội hoạt động thường xuyên, tổ chức Ngày Âm nhạc Việt Nam hàng năm; phối hợp với Đài Tuyền hình của tỉnh tổ chức các chương trình đêm nhạc cũng như tọa đàm. Năm 2022, tổ chức đăng cai thành công chương trình giao lưu âm nhạc 3 tỉnh Lạng Sơn – Bắc Giang – Bắc Ninh; tổ chức các chương trình nghệ thuật gây được tiếng vang uy tín cho tỉnh, được lãnh đạo tỉnh và địa phương rất ủng hộ. Cũng giống như các Chi hội khác, hầu như không có kinh phí để hoạt động, nhưng Chi hội đã xã hội hóa xin các doanh nghiệp, hàng năm được Hội hỗ trợ một phần kinh phí để tổ chức chương trình giao lưu, tọa đàm ngày 3/9. Tình trạng khó khăn chung là các chi hội không có con dấu gây khó khăn cho hoạt động và các mối quan hệ với các đơn vị khác ở địa phương.

 

Kiến nghị: Công tác phát triển hội viên rất khó khăn, một số hội viên có chuyên môn được đào tạo bài bản cũng không chú trọng vào Hội; một số tác giả quá tuổi lại rất tâm huyết năng động sáng tạo. Vì vậy, nhiệm kỳ qua không giới thiệu kết nạp được hội viên nào.

 

- Nhạc sĩ Phạm Khiêm (Đồng Tháp): Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Đồng Tháp được gắn với Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, xác định đóng góp cho địa phương và địa phương sẵn sàng hỗ trợ một số hoạt động, mạc dù cũng có những khó khăn chung. Các Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam ở các tỉnh, thành nên gắn với địa phương để được hỗ trợ hoạt động. Về dự thi tác phẩm hàng năm của Hội, đề nghị nên nhìn vào thực tế trên bản nhạc, vì nhiều khi anh em không có điều kiện thu thanh tác phẩm. Việc phổ biến tác phẩm của anh em ở địa phương là khó khăn, Hội cần lưu ý việc liên kết phổ biến tác phẩm mới của các nhạc sĩ trên các đài phát thanh truyền hình, để các tác phẩm âm nhạc đến gần hơn với công chúng thưởng thức, nhiều khi tác phẩm được giải nhưng không được công chúng biết đến. Cần nghiên cứu phổ biến các tác phẩm và định hướng âm nhạc chính thống.​

 

- Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên (Chi hội Sáng tác 2 - TP Hồ Chí Minh): Hội nghị mở rộng Ban Chấp hành – Ban Kiểm tra với các Chi hội trưởng là một nét mới, để chúng ta có thể nói lên những khó khăn và từ đó Ban Chấp hành có những định hướng mới để các chi hội tổ chức hoạt động tốt hơn trong những năm tới. Một trong những cái mới đối với anh em thành phố Hồ Chí Minh là việc thành lập tổ chức 5 Chi hội tách ra từ Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh. Chi hội sáng tác 2 (62 nhạc sĩ) trong thời gian Covid-19 thực hiện được 12 chương trình trực tuyến mang tên “Nhịp điệu phương Nam”. Sau bình thường mới, tổ chức được 4 chương trình tại Cung văn hóa Lao động TP Hồ Chí Minh. Anh em nhạc sĩ tự đóng góp xây dựng các tiết mục của mình, nỗ lực đi thực tế sáng tác đạt hiệu quả là gặt hái nhiều giải thưởng từ Trung ương tới địa phương; Chi hội tích cực tham gia công tác từ thiện. Có 10 nhạc sĩ của Chi hội được Hội Âm nhạc thành phố xét đầu tư năm 2022.

 

- Nhạc sĩ Cao Hữu Nhạc (Phú Yên): Các chi hội địa phương cần tận dụng các mối quan hệ để có thể tổ chức thực hiện được các chương trình biểu diễn như “Ngày Âm nhạc Việt Nam”.

- Nhạc sĩ Trọng Tĩnh (Bắc Ninh): Chi hội Bắc Ninh có thuận lợi thành lập năm 2019 và Chi hội đã xin con dấu mở tài khoản. Vì thế hàng năm Chi hội lên kế hoạch hoạt động trong năm và xin UBND tỉnh kinh phí và đặc biệt mỗi cuộc Liên hoan, hoạt động, tỉnh đều hỗ trợ được.

 

- Nhạc sĩ Võ Văn Cường (Đăk Nông): Về phương hướng nhiệm vụ thành lập một số Trung tâm âm nhạc: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ… những Trung tâm này sẽ thúc đẩy sự phát triển của âm nhạc và âm nhạc các vùng miền. Về Liên hoan âm nhạc, cần chọn lọc tác phẩm từ địa phương và Chi hội đăng ký số lượng tác phẩm, sau đó Hội sẽ tiếp tục chọn lọc. Hội cần tiếp tục quan tâm nâng cao phát triển âm nhạc cho từng vùng miền.

 

* Hội nghị đã nhận nhận được nhiều ý kiến đóng góp tích cực, nội dung nổi cộm là khó khăn chung về kinh phí, một số Chi hội trưởng đã chia sẻ phương pháp kết hợp sinh hoạt Chi hội Trung ương và Phân hội Âm nhạc thuộc các Hội Văn học nghệ thuật địa phương. Các nhạc sĩ cần đăng ký bản quyền các tác phẩm âm nhạc của mình. Các Chi hội hoạt động tốt và chủ động như: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Sáng tác 2 TP Hồ Chí Minh…

 

Từ sau khi Đại hội Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhiệm kỳ X (2020-2025), công tác Quản lý Hội viên được kiện toàn (có 11 Chi hội mới thành lập, trong đó 06 Chi hội thuộc Tp phố Hà Nội, 05 Chi hội Tp Hồ Chí Minh, có 52 Chi hội và 09 Đoàn NS các tỉnh thành trên toàn quốc). Tổng số Hội viên năm 2022, tính đến (15/12/2022) là: 1.522 (Sáng tác: 829 hội viên; Biểu diễn: 438 hội viên; Lý luận: 114 hội viên; Đào tạo: 141 hội viên).

 

I. Kết quả hoạt động của các Chi hội năm 2022:

 

1. Đánh giá chung  

Hoạt động âm nhạc toàn quốc trong những năm qua luôn bám sát đường lối, quan điểm của Đảng, về "Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước". Các tác phẩm sáng tác (số lượng các tác phẩm giao hưởng, thính phòng, hòa tấu, tam tấu, tứ tấu, độc tấu, các thể loại khí nhạc nhỏ, nhạc múa, hợp xướng, Acppella, ca khúc nghệ thuật..., không nhiều, còn lại chủ yếu là ca khúc dòng nhạc dân gian phát triển, dòng nhạc đại chúng như pop, rock...), mang giá trị tư tưởng tốt và tính nghệ thuật cao, có sức lan tỏa, có tác dụng tuyên truyền kịp thời chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tính hội nhập hài hòa và tính giáo dục thẩm mỹ trong thời kỳ mới, duy trì tốt các hoạt động chuyên môn, có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực sáng tác văn học nghệ thuật của các địa phương, góp phần phục vụ các nhiệm vụ chính trị, nâng cao đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân, góp phần thúc đẩy tích cực, hiệu quả các nhiệm vụ chính trị đất nước.

 

2. Về thuận lợi:

Các địa phương nói chung tạo điều kiện tốt về tổ chức hoạt động, một số tỉnh quan tâm về kinh phí cho các Chi hội triển khai công việc đạt hiệu quả.

Hiện nay về sáng tác và biểu diễn âm nhạc đang hoạt động khá đồng đều, được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm nên công tác xã hội hóa của các Chi hội đang có điều kiện phát triển.

Ban Chấp hành các Chi hội trên toàn quốc khá năng động và có tinh thần trách nhiệm tốt nên điều hành tại các địa phương tương đối thuận lợi.

 

2. Về khó khăn

Đa số Chi hội từ khi thành lập đến nay chưa có Quy chế hoạt động cụ thể; không có địa điểm ổn định, không có nguồn kinh phí (chủ yếu hoạt động từ 50% kinh phí được trích lại từ hội phí của Hội Nhạc sĩ Việt Nam);

Kinh phí hoạt động chủ yếu xin từ nguồn của địa phương, hay tìm cách phối kết hợp với các đơn vị, hoặc Ban Chấp hành phải rất tích cực, năng động trong công tác xã hội hóa để triển khai một số nội dung, kế hoạch nên gặp những khó khăn nhất định;

 

II. Hoạt động chuyên môn

 

1. Về hoạt động tự chủ:

  Các Chi hội đã cố gắng thực hiện một số chương trình nhỏ lẻ tại địa phương, nhưng chủ yếu vẫn là tham gia viết tác phẩm hưởng ứng các cuộc vận động sáng tác thuộc một số lĩnh vực ngành, nghề trên toàn quốc. Chi hội sáng tác 2 Thành phố Hồ Chí Minh góp 24 triệu trồng cây xanh tại Di tích quốc gia Long Khốt, tặng 50 suất quà trị giá 18 triệu cho thiếu nhi tại khu Cự Lăng Ông Thủy Tướng xã Cần Trạch, huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh.

 

2. Về tác phẩm:

Có khoảng hơn 650 tác phẩm mới (chủ yếu là ca khúc với nhiều chủ đề về quê hương, đất nước). Một số Chi hội có số lượng tác phẩm lớn như: Bà Rịa - Vũng Tàu có 157 tác phẩm (có 95 ca khúc thiếu nhi, 01 hòa tấu nhạc kèn). Cần Thơ có 154 tác phẩm (Giao hưởng: 02; Ca khúc nghệ thuật: 03; Hợp xướng: 01; Khí nhạc: 1 tứ tấu, 02 nhạc múa). Thừa Thiên Huế có 150 tác phẩm (10 ca khúc nghệ thuật, 02 hợp xướng, 02 ca khúc hợp xướng, 01 trường ca, 02 giao hưởng thơ, 02 tứ tấu 03 chương, 06 khí nhạc dân tộc, 01 suite cho Violin và Piano). Bình Định trên 100 tác phẩm. Bình Dương 92 tác phẩm. Chi hội sáng tác 2 TP Hồ Chí Minh có 79 tác phẩm (07 ca khúc nghệ thuật, 03 hợp xướng, 05 ca khúc thiếu nhi). Nghệ An 72 tác phẩm. An Giang 67 tác phẩm (Hòa tấu nhạc cụ: 03, nhạc múa: 12). Hà Tĩnh 55 tác phẩm. Phú Thọ 50 tác phẩm. Phú Yên 50 tác phẩm. Quảng Ninh 50 tác phẩm (Khí Nhạc: 03; Ca khúc nghệ thuật: 03). Nam Định 45 tác phẩm. Bắc Ninh 45 tác phẩm. Sơn La 42 tác phẩm. Vĩnh Phúc 35 tác phẩm. Vĩnh Long 30 tác phẩm. Hậu Giang có 30 tác phẩm (thanh nhạc: 25, ca khúc nghệ thuật: 05),… còn lại chủ yếu thanh nhạc. Phú Yên 30 tác phẩm (02 tác phẩm romace, 01 ca khúc thiếu nhi, 02 khí nhạc, 04 hòa tấu, 10 nhạc múa, 2 bài Nghiên cứu). Bình Phước 30 tác phẩm. Lào Cai 25 tác phẩm. Long An 20 tác phẩm. Bến Tre có 20 tác phẩm… Số lượng tác phẩm trong năm 2022 khá nhiều, tuy nhiên, trong xu thế đổi mới hòa nhập với thế giới - nhìn chung vẫn còn thiếu vắng những tác phẩm khí nhạc lớn, các tác phẩm đỉnh cao.

 

3. Về hoạt động phối hợp - công tác xã hội hóa:

Nhiều Chi hội tổ chức đi thực tế sáng tác, phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật, các Trung tâm câu lạc bộ, Đài PTTH xây dựng chương trình, đăng tải, in ấn trên các tạp chí, trang Web của địa phương và Trung ương. Bà Rịa - Vũng Tàu phát hành 01 tập sách kèm USB ca khúc mới; Phối hợp tổ chức 1 lớp bồi dưỡng về “Nâng cao chất lượng sáng tác ca khúc”; 2 chương trình giới thiệu nhiều tác phẩm mới. Bình Dương in chung trong tập sáng tác Văn học nghệ thuật chào mừng đại hội chuyên ngành Âm nhạc nhiệm kỳ 2022 - 2027 (30 ca khúc); phát hành 02 CD tân nhạc giới thiệu các tác phẩm mới (Đất Thủ tôi yêu và Vẫn có một tình yêu - số lượng: 100 đĩa/CD). Biên tập và phát hành Tuyển tập ca khúc chào mừng Bình Dương 25 năm xây dựng và phát triển (01/01/1977 – 01/01/2022); giới thiệu 04 chương trình ca khúc mới phát trên kênh FM 92.5MHz của Bình Dương. Phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình Bình Dương giới thiệu 02 chương trình chào mừng Bình Dương 25 năm xây dựng và phát triển. Đắk Lắc, phối hợp với Trung tâm Văn hóa và Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, tổ chức 02 chương trình giới thiệu tác giả - tác phẩm chào mừng ngày Âm nhạc Việt Nam; Giao lưu ngày Âm nhạc Việt Nam với tác giả Gia Lai và Đắk Nông. Đà Nẵng đi thực tế sáng tác cho một số địa phương (khoảng trên 50 ca khúc). Bạc Liêu tổ chức Chương trình nghệ thuật chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam lần thứ XIII; phối hợp Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức 01 chương trình nghệ thuật giới thiệu Tác giả - Tác phẩm. Đà Nẵng in tập ca khúc 50 bài của nhiều tác giả; Phối hợp với Hội Âm nhạc địa phương tổ chức Ngày Âm nhạc Việt Nam; Phối hợp với Hội địa phương tuyển chọn in mỗi tác giả 02 ca khúc tiêu biểu. Hậu Giang 04 chương trình nghệ thuật. Kiên Giang phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật thực hiện 2 chương trình Tác giả - tác phẩm. Trà Vinh Phối hợp với Chi hội Âm nhạc tổ chức chương trình họp mặt kỷ niệm ngày Âm nhạc Việt Nam. Nghệ An phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức đêm nhạc chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam; Phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tổ chức cho các nhạc sĩ đi thực tế, tham gia các trại sáng tác trong tỉnh; Phối hợp với Đài PTTH tỉnh giới thiệu đều đặn hàng tháng các tác phẩm mới của Hội viên. Tây Ninh tổ chức chương trình ngày âm nhạc Việt Nam 28/08/2022 tại trung tâm văn hóa nghệ thuật Tây Ninh (có sự tham dự của các Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam Cà Mau, Cần Thơ, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai chi hội sáng tác 1, chi hội sáng tác 2 Nhạc sĩ Việt Nam khu vực TP Hồ Chí Minh) và Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh. Kiên Giang Chi hội đã phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật thực hiện 2 chương trình Tác giả - tác phẩm; Phối hợp với Phân hội Âm nhạc tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Âm nhạc Việt Nam lần thứ XII năm 2022 bằng hình thức họp mặt, có trên 30 nhạc sĩ. Vĩnh Long Phối hợp Hội Văn học nghệ thuật tổ chức Ngày thơ Việt Nam và ngày Âm nhạc Việt Nam với hình thức tọa đàm và giới thiệu 7 tác phẩm của 7 nhạc sĩ. Sóc Trăng phối hợp với Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng, Trung tâm Văn hóa TP và TT-VH tỉnh tham gia giảng dạy âm nhạc, tổ chức các hoạt động Văn hóa Nghệ thuật. Vĩnh Phúc Phối hợp với Nhà hát nghệ thuật tỉnh tổ chức 01 chương trình nghệ thuật chào mừng ngày Quốc khánh 02/9 và Ngày Âm nhạc Việt Nam 03/9. Lào Cai phối hợp với thành phố Lào Cai tổ chức 01 đợt đi thực tế sáng tác. Hòa Bình phối hợp với hội Văn học nghệ thuật tỉnh và các chi hội địa phương tổ chức 01 trại sáng tác, phối hợp với đài PTTH tỉnh giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu. Lạng Sơn chủ trì đăng cai tổ chức chương trình giao lưu âm nhạc với các Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh nhân ngày Âm nhạc Việt Nam; Xây dựng các chương trình ca nhạc phát sóng trên đài PTTH tỉnh, phối hợp các câu lạc bội mở lớp truyền dạy các làn điệu dân ca Tày, Nùng, cho các câu lạc bộ địa phương, các nhà văn hóa thôn, khối phố trên địa bàn và các huyện miền núi. Bắc Ninh Phối hợp với Hội Văn Học Nghệ Thuật tỉnh cùng Chi hội âm nhạc phối hợp đêm liên hoan âm nhạc Cụm Phía Bắc do Bắc Ninh tổ chức; phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật tổ chức đêm nhạc Nguyễn Trung. Cần Thơ tổ chức 01 chương trình giao lưu, biểu diễn nghệ thuật chào mừng ngày Âm nhạc Việt Nam; Làm tốt công tác xã hội hóa theo hướng liên kết, vận động nguồn tài trợ, hỗ trợ từ các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, để các hoạt  động thêm phong phú và sinh động như tài trợ các cuộc thi sáng tác, tài trợ cho dàn dựng, quảng bá tác phẩm và hoạt động đi thực tế tại các địa phương và đã hỗ trợ nhạc sĩ Hồ Hoàng in ấn 01 tuyển tập ca khúc thiếu nhi; Tổ chức 01 chuyến đi tham quan, thực tế sáng tác tại Hà Tiên và Tỉnh An Giang. Kon Tum tổ chức tốt đêm giao lưu nghệ thuật nhân ngày Âm nhạc Việt Nam; Phối hợp tham gia trại sáng tác về mảnh đất con người Huyện Tu Mơ Rông. Lâm Đồng 01 Chương trình nghệ thuật Chào mừng Đại hội Đoàn tỉnh Lâm Đồng; 01 chương trình nghệ thuật tham gia liên hoan các đoàn nghệ thuật toàn quốc, Liên hoan Dân ca toàn quốc và 03 chương trình nghệ thuật phục vụ cơ sở của địa phương; Phối hợp Đài PTTH Lâm Đồng làm 05 phóng sự truyền hình giới thiệu tác phẩm, chân dung hội viên. Hà Giang phối hợp Hội Văn học nghệ thuật tỉnh in tập ca khúc cho nhạc sĩ Hoàng Thuỳ Dung. Tiền Giang phối hợp tổ chức đêm giới thiệu tác giả - tác phẩm của Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Tiền Giang (12 ca khúc của 06 Hội viên). Quảng Bình phối hợp với Trường Đại học Quảng Bình trao đổi, toạ đàm nhân kỷ niệm Ngày âm nhạc Việt Nam về Âm nhạc Việt Nam qua những chặng đường hình thành và phát triển; xin tỉnh hỗ trợ in tập ca khúc và phối hợp với Đài Truyền hình tổ chức đêm nhạc tri ân cố nhạc sĩ Quách Mộng Lân; tổ chức các đêm nhạc ngoài trời giao lưu với giới trẻ TP Đồng Hới; Tổ chức Chương trình Nghệ thuật chào mừng ngày Âm nhạc Việt Nam; Tổ chức thăm hỏi, tri ân các thế hệ nhạc sĩ có nhiều cống hiến cho nền âm nhạc Việt Nam. Bình Dương, phối hợp Đài truyền hình 02 chương trình giới thiệu tác phẩm mới. Bắc Giang phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam mở trại sáng tác ca khúc chủ đề về Bắc Giang. Thái Bình kết hợp hội Văn học nghệ thuật và Đài Truyền hình tổ chức tọa đàm về ngày âm nhạc Việt Nam. Đồng Tháp phối hợp với Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật xuất bản 04 cuốn sách; Tổ chức thành công Ngày Âm nhạc Việt Nam (phối hợp với chuyên ngành Âm nhạc các tỉnh Vĩnh Long và Cần Thơ). Long An phối hợp Đài PTTH xây dựng chương trình “Ngày Âm nhạc Việt Nam”.

 

Các chi hội vẫn duy trì hoạt động phổ biến tác phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng internet (YouTobe, Facebook, Zalo…).

 

4. Về đầu tư:

Trong năm qua, nhìn chung về đầu tư xã hội hóa không có nguồn; Các Chi hội trên toàn quốc phần lớn là tự chủ về hoạt động, làm tốt công tác tham mưu cho tỉnh xây dựng một số chương trình nghệ thuật, các cuộc thi, liên hoan văn nghệ quần chúng. Tầm hoạt động chuyên môn các Chi hội từng bước có ảnh hưởng lớn, khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, nhiều nhạc sĩ được mời tham gia các hội đồng phản biện khoa học của một số lĩnh vực ở địa phương. Cuối năm 2022 các Chi hội đã chủ động lên kế hoạt động trong năm 2023.

 

C. Kiến nghị, đề xuất:

1. Hội Nhạc sĩ Việt Nam nên sớm ban hành kế hoạch hàng năm, kế hoạch Liên hoan Âm nhạc định kỳ, tăng cường tổ chức các đợt tập huấn chuyên môn (có thể ngắn hạn bằng hình thức phối hợp giữa Chi hội địa phương và Hội Nhạc sĩ Việt Nam);

 

2. Duy trì tổ chức Liên hoan Âm nhạc và duy trì Hội nghị các Chi hội trưởng hàng năm, có thể xem xét việc tổ chức họp trực tuyến trên Zalo, Facebook... ít nhất với các Chi hội trưởng để tăng cường sự giao lưu học hỏi kinh nghiệm chuyên môn;

 

3. Trung ương Hội Nhạc sĩ Việt Nam nên hướng dẫn mẫu Quy chế chung về tổ chức hoạt động của Chi hội nhạc sĩ ở các địa phương, quan tâm, tạo điều kiện kết nạp hội viên trẻ và xét tặng Kỷ niệm chương cho các cá nhân có nhiều đóng góp trong việc tổ chức và duy trì, phát triển hoạt động Âm nhạc ở tỉnh;

 

4. Một số kiến nghị về việc xem xét Hồ sơ kết nạp hội viên, khi căn cứ tiêu chí nên ưu tiên cho các Chi hội còn ít người, đặc biệt quan tâm công tác phát triển hội viên tới các tỉnh ở vùng sâu, vùng xa, những tỉnh chưa đủ số lượng hội viên để có thể thành lập được Chi hội theo quy định như trong Điều lệ của Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

 

5. Hàng năm Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam có cơ chế khen thưởng, kỷ luật kịp thời cho các cá nhân và tập thể có thành tích tốt trong tổ chức hoạt động.

 

6. Hội Nhạc sĩ Việt Nam sớm có giải pháp thích hợp về công tác quản lý ở các Chi hội ở Tp Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, sớm ra mắt công bố các chi hội mới thành lập, đặc biệt 09 tỉnh chưa có Chi hội phấn đấu trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, các tỉnh, thành trên toàn quốc đều có các Chi hội ổn định nhân sự đi vào hoạt động hiệu quả.

Chia sẻ:
facebook share
instagram share instagram share

Xem nhiều