Tác giả: Thanh Nhã
Lễ Bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 diễn ra tại Nhà hát Phạm Thị Trân, Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Bình, tối 20 tháng 11 năm 2024, Liên hoan do Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức.
Trong những ngày qua, tại vùng đất của những kỳ quan, trầm tích lịch sử lâu đời, giàu bản sắc văn hóa cùng những câu hát Xẩm mộc mạc chân quê, những làn điệu Chèo mượt mà, đằm thắm, đã trở thành nơi hội tụ tràn đầy niềm vui cùng tình cảm thân thiết của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đã có mặt tại đây, trải nghiệm và đóng góp tiếng nói âm nhạc của mình hưởng ứng Festival Ninh Bình năm 2024.
Dự Lễ Bế mạc Liên hoan có: PGS, TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; đồng chí Tống Quang Thìn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ninh Bình; đồng chí Nguyễn Mạnh Cường - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình; lãnh đạo các sở, ban, ngành đoàn thể của tỉnh Ninh Bình; các phóng viên báo, đài Trung ương và địa phương đã đến dự, đưa tin, cùng đông đảo công chúng yêu nhạc thành phố Ninh Bình…
Về phía Hội Nhạc sĩ Việt Nam có Thiếu tướng, Nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh - Chủ tịch Hội; NSND Phạm Ngọc Khôi, Phó Chủ tịch Hội; NSƯT Trần Vương Thạch, Phó Chủ tịch Hội; nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội; các nhạc sĩ là Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam, các thành viên Ban Tổ chức Liên hoan, và gần 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố trong cả nước…
NSND Nguyễn Quang Vinh - Chủ tịch Hội đồng Giám khảo, đánh giá về chất lượng của Liên hoan:
“Chúng ta cũng có thời gian cùng nhau trải nghiệm và tận hưởng những giai điệu, những thanh âm bồng bềnh thăng trầm với những cảm xúc rất đẹp về cảnh quan không gian mà tiết thu Ninh Bình đã mang lại, nhưng ấm áp hơn cả có lẽ là những tình cảm nồng ấm, sự nhiệt tình và những nụ cười mà Ninh Bình đã dành cho họ. Chỉ với 4 ngày, một quãng thời gian không dài lắm những cũng đủ để chúng ta cùng lắng nghe, cùng nhâm nhi và cùng thẩm thấu từng âm thanh vang lên trong gần 140 sản phẩm âm nhạc đến từ gần 40 đơn vị trên toàn quốc, từ Hà Giang đến mũi Cà Mau tề tựu về đây để tạo nên một bức tranh sinh động về âm nhạc mang nhiều bản sắc độc đáo.
Trong Liên hoan lần này, có nhiều tác phẩm được khai thác kết hợp phát triển giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại, giữa các hình thái sinh hoạt tín ngưỡng với lối trình diễn của sân khấu đương đại. Ngay từ cách đặt vấn đề về một sự việc hay sự vật, tác giả cũng đã có cách khéo léo trong lựa chọn ngôn từ hoặc rất sáng tạo trong lựa chọn đặt cho ca khúc của mình một mô hình có tính chất ổn định và theo đó là cách đặt hòa thanh tiết tấu tiếp cận lối chơi cận đại, tạo điều kiện cho các nghệ sĩ có cơ hội thể hiện làm tăng hiệu quả cho sản phẩm của mình; bên cạnh đó cũng có những tác phẩm được tác giả lựa chọn thủ pháp an toàn bằng cách kế thừa tính truyền thống trong cấu trúc, trong tiết, trong câu. Điều đó được thể hiện rất rõ trong các ca khúc ngợi ca các danh nhân, vĩ nhân, lãnh tụ… các trường hợp này thường chúng ta hay gọi là rất “ngoan” trong sáng tạo hoặc có những tác phẩm vì một lý do nào đó, hoặc có thể vì quá bận mà tác giả đã để giai điệu khá tự do trôi theo lời như tìm cách để phủ nốt cao độ cho những phần còn lại của lời. Điều đó là không sai, tuy nhiên điều chúng ta cần làm đó là nắm bắt được các quy tắc để bước ra khỏi quy tắc đó một cách chủ động. Đối với âm nhạc bằng tất cả những gì chúng ta đã có cộng thêm sự tiếp cận hơi thở của thời đại, của đời sống xã hội, cùng học hỏi và chia sẻ lẫn nhau để tạo ra những sản phẩm mới mẻ hơn, đa dạng hơn, phong phú hơn… để được công chúng và các tầng lớp thuộc các lứa tuổi khác nhau trong xã hội chấp nhận.
Năm nay, lãnh đạo Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã mạnh dạn có những bước đi đổi mới trong tổ chức Liên hoan, thay vì chỉ liên hoan các tác phẩm của hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam thì Liên hoan lần này còn mở ra một phần hết sức quan trọng gắn liền với các sản phẩm âm nhạc được đông đảo nghệ sĩ quan tâm hưởng ứng, đó là phần dành cho các nghệ sĩ biểu diễn. Chúng ta thường coi đây là công đoạn sáng tạo thứ ba cho mỗi công trình tác phẩm âm nhạc. Thực tế việc tổ chức phối khí dàn dựng và biểu diễn đóng một vai trò hết sức quan trọng, đa số công đoạn này nếu được quan tâm đầu tư đúng mức thì sẽ nâng cao hiệu quả cho tác phẩm rõ rệt, thậm chí có thể tạo ra sự bùng nổ cho sản phẩm âm nhạc. Việc Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan chức năng tổ chức các cuộc thi, liên hoan chuyên ngành về âm nhạc, không chỉ dành cho hội viên mà là mở rộng quy mô, đối tượng tham gia trên toàn quốc hoặc quốc tế cũng là một hướng đi rất đúng.
Đối với Liên hoan lần này, bên cạnh sự thành công nhất định với các kết quả đạt được mang tính tích cưc, thì chắc chắn vẫn sẽ còn những điều mà Ban Tổ chức mong sẽ được tiếp tục lắng nghe tiếp thu để hoàn thiện, nâng cao chất lượng cho những liên hoan lần sau. Trong thời gian khá gấp gáp Hội đồng nghệ thuật cũng đã từng nghe, phân tích, đánh giá cụ thể, chi tiết, để thẩm định sắp xếp thứ bậc giúp cho Ban tổ chức có cơ sở định danh và trao thưởng. Thực tế Liên hoan lần này đã có rất nhiều tác phẩm sáng tác và biểu diễn có chất lượng, tuy nhiên theo quy định về giải thưởng của Nhà nước trong các liên hoan, các cuộc thi vẫn có những hạn chế, vì vậy, chắc chắn chúng ta chưa thể đáp ứng đầy đủ tình cảm, tinh thần và sự mong đợi của các nhạc sĩ, các thành viên tham gia Liên hoan. Chúng tôi Hội đồng nghệ thuật trân trọng sự lao động sáng tạo của các bạn đồng nghiệp, các nghệ sĩ, mong nhận được sự đồng cảm chia sẻ và cùng nhau vinh danh những thành công của Liên hoan và hơn hết đó là mỗi khi chúng ta dừng lại một bước, đó chúng là tặng những nụ cười, những bông hoa mà chúng ta đã dành tặng cho các đồng nghiệp bước lên phía trước, và đó cũng là cơ hội để chúng ta có thêm kinh nghiệm, cảm xúc và sức mạnh để tỏa sáng ở lần sau”.
Hội đồng nghệ thuật Liên hoan đã lựa chọn được 74 tiết mục có chất lượng tốt để trao giải, gồm có: 9 Huy chương Vàng; 9 Huy chương Bạc cho các tiết mục dự thi giọng ca Việt và độc tấu nhạc cụ; 17 Giải A; 39 Giải B cho các tác phẩm tham gia Liên hoan, và 10 Bằng khen cho các nhạc sĩ có tác phẩm biểu diễn ấn tượng trong Liên hoan.
* 17 Giải A:
1. Chợt thức, lời thơ: Lê Huy Hạnh, nhạc: Bùi Minh Tấn (Lạng Sơn), biểu diễn: Ngô Hương Diệp.
2. Xin lỗi anh thật nhiều, thơ: Nguyễn Thế Minh, nhạc: Kiều Dư (Nam Định), biểu diễn: Trang Nhung.
3. Anh nằm nơi đâu, sáng tác: Mạnh Thống (Thanh Hóa), biểu diễn: Sông Thao.
4. Bà mẹ Việt Nam, lời thơ: Nguyễn Đức, nhạc: Võ Công Anh (Chi hội Sáng tác 1 TP Hồ Chí Minh), biểu diễn: Minh Vương.
5. Hoa Lư thành phố miền di sản, sáng tác: Ngọc Thuân (Ninh Bình), biểu diễn: Xuân Hòa - Xuân Đăng.
6. Nơi đất thiêng hùng vĩ, sáng tác: Đàm Cảnh Dương (Ninh Bình), biểu diễn: Lương Viết Đại.
7. Biển sóng và em, sáng tác: Xuân Nhật (Quảng Ninh), biểu diễn: Lưu Hồng Nhung.
8. Hoa đỏ tháng tư, thơ: Bùi Quốc Thắng, nhạc: Sỹ Nhâm (Cà Mau), biểu diễn: Xuân Đăng, Ngọc Duy.
9. Giữ lời hẹn, sáng tác: Nguyễn Hà Thành (Yên Bái), biểu diễn: Thanh Hương.
10. Hào khí Điện Biên, sáng tác: Sỹ Hùng (Quảng Ngãi), biểu diễn: Nguyễn Thị Xuân Hòa.
11. Bản làng em nhớ ơn Người, sáng tác: Tạ Duy Tuấn (Quân đội), biểu diễn: Hải Anh.
12. Cõi thiêng, sáng tác: Đức Tân (Quân đội), biểu diễn: Độc tấu cello: Hà Miên.
13. Tiếng gầm của đá, lời: Đức Nghĩa - Vân Anh, nhạc: Đức Nghĩa (Quân đội), biểu diễn: Trường Lâm.
14. Miền đất lửa, thơ: Phạm Hồng Điệp, nhạc: Ngọc Tuyết (Thái Nguyên), biểu diễn: Minh Thúy.
15. Sình Ca đợi chàng, sáng tác: Ngô Sỹ Tùng (Hà Giang), biểu diễn: Hoàng Dung.
16. Lời cha dặn, sáng tác: Phi Ưng (Gia Lai), biểu diễn: Phi Ưng - Y Sih.
17. Kon Tum phố núi tôi yêu, sáng tác: Đinh Xuân Đề (Kon Tum), biểu diễn: NSƯT Đinh Xuân Đề.
* 39 Giải B:
1. Tình ca trên đất Thái Bình, sáng tác: Trương Văn Thức (Thái Bình), biểu diễn: Xuân Quảng - Khánh Thi.
2. Cánh đào xuân, thơ: Nguyễn Thế Minh, nhạc: Trần Công Thủy - Vũ Minh Vỹ (Nam Định), biểu diễn: Diệu Oanh.
3. Hóa đá chờ người, thơ: Đăng Sương, nhạc: Thế Việt (Thanh Hóa), biểu diễn: Huy Phước.
4. Chuyện tình núi và mây, thơ: Nguyễn Gia Tưởng, nhạc: Nguyễn Văn Tân (Lạng Sơn), biểu diễn: Vũ Minh Vương.
5. Rượu ngon mời bạn, thơ: Nguyễn Khắc Hào, nhạc: Trọng Tĩnh (Bắc Ninh), biểu diễn: Lê Tuấn.
6. Yêu nhau thì lấy quách nhau đi, sáng tác và biểu diễn: Nguyễn Trung (Bắc Ninh).
7. Mênh mang mùa xuân Tây Bắc, sáng tác: Phạm Quang Dụ (Hòa Bình), biểu diễn: Xuân Đăng.
8. Tình em Tuy Hòa, thơ: Lê Hồng Thiện, nhạc: Dương Đức (Hưng Yên), biểu diễn: Dương Đức.
9. Hà Nội chiều mưa nhớ, thơ: Uyên Dung, nhạc: Trầm Tích (Chi hội Sáng tác 1 TP Hồ Chí Minh), biểu diễn: Uyên Dung.
10. Lung linh những giọt Tháp Chàm, sáng tác: Đào Minh Tâm (Bình Định), biểu diễn: Nguyên Trường.
11. Người lính già bên chiến trường xưa, sáng tác: Hoàng Lương (Bà Rịa - Vũng Tàu), biểu diễn: Quốc Huy.
12. Hoa Lư Cố đô oai hùng, sáng tác: Ninh Mạnh Thắng (Ninh Bình), biểu diễn: Mạnh Cường.
13. Lời non nước, Ý thơ và Danh ngôn của Chủ Tịch Hồ Chí Minh - thơ: Tố Hữu, nhạc: Trần Quang Cường (Tây Ninh), biểu diễn: Đặng Tuyết Anh.
14. Mẹ, sáng tác: Nguyễn Văn Quý (Sơn La), biểu diễn: Mạnh Cường.
15. Nhớ mãi ngày Bác về thăm, sáng tác: Quang Hiệp (Quảng Ninh), biểu diễn: Quang Ước.
16. Ninh Bình mãi trong lòng ta, sáng tác: Nguyễn Văn Hiên (TP. Hồ Chí Minh), biểu diễn: Quốc Vinh.
17. Cùng kèn lá gọi anh, sáng tác: Tuấn Khương (Bắc Giang), biểu diễn: NSƯT Bích Hồng.
18. Chuyện kể cùng Đắk Trung, thơ: Niê Thanh Mai, nhạc: Dương Tấn Bình Đắk Lắk, biểu diễn: Phan Mạnh Thắng.
19. Bạn ơi hãy về với mẹ, thơ: Thanh Minh, nhạc: Phạm Minh Thuận (Bình Dương), biểu diễn: Hoàng Thắng.
20. Hội xuân quê mình, phỏng thơ: Sầm Rảnh, nhạc: Trang Anh (Cao Bằng), biểu diễn: Duy Tùng - Hoàng Dung.
21. Chiều Nhật Lệ, thơ: Phan Đình Tiến, nhạc: Lê Đức Trí (Quảng Bình), biểu diễn: Minh Thúy.
22. Nâm Blang nơi tôi tìm về, sáng tác và biểu diễn: Mạnh Hổ (Đăk Nông).
23. Đại ngàn biển cát, lời: thơ Phạm Sánh, nhạc: Cao Hữu Nhạc (Phú yên), biểu diễn: Khánh Trang.
24. Lời hẹn Tây Bắc, sáng tác: Hoàng Ngọc Chấn (Yên Bái), biểu diễn: Thanh Hương - Mạnh Tín.
25. Thương lắm Nủ ơi!, sáng tác: Nguyễn Quốc (Bạc Liêu), biểu diễn: Nguyễn Triệu Đan Thanh.
26. Nhớ Bác Hồ, sáng tác: An Hiếu (Quân đội),biểu diễn: Thu Thủy.
27. Tình mộc miên, lời: Chí Tuyến, Quốc Khánh, nhạc: Chí Tuyến (Quân đội), biểu diễn: Liên Hương.
28. Hà Nội rực rỡ những mùa hoa, sáng tác: Quang Thanh Giang (Cần Thơ), biểu diễn: Viết Danh.
29. Người là vầng thái dương, sáng tác: Nguyễn Ngọc Khoa (Đồng Nai), biểu diễn: Ngọc Khoa.
30. Đi mô rồi cũng nhớ về, ý thơ: Biện Thành Đồng, nhạc: Lê Tâm (Hà Tĩnh), biểu diễn: Thái Bảo.
31. Nồng nàn Đà Lạt, sáng tác: Minh Thu (Lâm Đồng), biểu diễn: Huỳnh Đình Phúc.
32. Đất nước lắng nghe bước Người về, phỏng thơ: Nguyễn Khoa Điềm, nhạc: Khánh Nam (Lâm Đồng), biểu diễn: Mạnh Hoạch.
33. Huyền thoại Côn Đảo, sáng tác: Lê Ngân (Tiền Giang), biểu diễn: Thảo Quyên.
34. Ngẫu hứng tiên sa, sáng tác: Nguyễn Ngọc Ánh (Gia Lai), biểu diễn: Siu Djen.
35. Một Việt Nam kiên cường, sáng tác: Võ Đình Nam (TP Đà Nẵng), biểu diễn: Thanh Yên.
36. Kèn lá, sáng tác: Nguyễn Đăng Khoa (Vĩnh Phúc), biểu diễn: Thu Vân.
37. Hà Giang mến yêu, sáng tác: Hà Ngọc Tân (Ninh Bình), biểu diễn: Khánh Linh.
38. Ninh bình miền đất tiên, lời thơ: Phạm Hồng Điệp, nhạc: Xuân Bình (Hải Phòng), biểu diễn: Hồng Duyên.
39. Mùa xuân viếng Bác, thơ: Nguyễn Đăng Quang, nhạc: Duy Anh (Quảng Trị), biểu diễn: Mạnh Tuấn.
* 9 Huy chương Vàng:
1. Ca sĩ Dương Đức (Quân đội), tác phẩm: Tự hào người lính cụ Hồ, tác giả: Đức Tân.
2. Ca sĩ Lê Xuân Hào (Quân đội), tác phẩm: Vị tướng của lòng dân, tác giả: An Hiếu.
3. Ca sĩ Lương Nguyệt Anh (Quân đội), tác phẩm: Thương người lính đảo Trường Sa, tác giả: Lương Nguyệt Anh.
4. Ca sĩ Đỗ Phương Mai (Quân đội), tác phẩm: Lời yêu cho em, tác giả: Đức Trịnh .
5. Nghệ sĩ Trịnh Minh Hiền (Hà Nội), tác phẩm: Đất nước trọn niềm vui, tác giả: Hoàng Hà,
6. Ca sĩ Hoàng Dung (Hà Giang), tác phẩm: Men say, tác giả: Trần Lập.
7. Ca sĩ Trịnh Văn Phương (Quân đội), tác phẩm: Nhớ Bác, tác giả: Xuân Thủy.
8. Ca sĩ Nguyễn Thị Ánh (Thái Nguyên), tác phẩm: Chào anh giải phóng quân - chào mùa xuân đại thắng, tác giả: Hoàng Vân.
9. Nghệ sĩ Hà Miên (Cello) (Hà Nội), tác phẩm: Bên dòng sông thương, tác giả: Nguyễn Văn Thương.
* 9 Huy chương Bạc
1. Ca sĩ Nguyễn Văn Huy (Bắc Giang), tác phẩm: Bình yên Trường Sa, tác giả: Nguyễn Văn Huy.
2. Ca sĩ Quỳnh Thi (Hà Nội), tác phẩm: Lạc quan yêu, tác giả: Phong Việt.
3. NSƯT Hồng Tam (Hòa Bình), tác phẩm: Về Mường em, lời: Văn Hạnh - Thế Dân, nhạc: Văn Hạnh.
4. Ca sĩ Nguyễn Lan Hương (Bắc Giang), tác phẩm: Con đường tâm linh, tác giả: Bùi Bá Quảng.
5. NSƯT Bích Hồng (Bắc Ninh), tác phẩm: Lời thương gọi bạn (Phát triển dân ca Nùng), tác giả: Phạm Tịnh.
6. Ca sĩ Nguyên Trường (Bình Định), tác phẩm: Hồn quê, tác giả: Vũ Trung.
7. Ca sĩ Lê Vân (Đà Nẵng), tác phẩm: Cánh cò trên má, tác giả: Phạm Quang Trung.
8. Ca sĩ Thanh Bình (Quảng Trị), tác phẩm: Trăng rằm Khe Sanh, tác giả: Võ Thế Hùng.
9. Ca sĩ Hoàng Thắng (Ninh Bình), tác phẩm: Đẹp mãi quê hương tôi, tác giả: Hải Lưu.
* Tặng Bằng khen cho 11 nhạc sĩ có tác phẩm biểu diễn ấn tượng trong Liên hoan:
1. Nhạc sĩ Thái Dương (Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Thái Bình), tác phẩm: Nhớ lời Bác dậy, biểu diễn: NSND Huyền Phin.
2. Nhạc sĩ Tôn Thất Thành (TP. Hồ Chí Minh), tác phẩm: Tình đầu, lời thơ: Thiên Lý, biểu diễn: Hải Ngân.
3. Nhạc sĩ Trần Sòi (Đoàn Nhạc sĩ tỉnh Cao Bằng), tác phẩm: Hoàng Đình Giong anh còn sống mãi, thơ: Hoàng Trung Phong, biểu diễn: Hoàng Dung.
4. Nhạc sĩ Thế Tuyên (Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Bình Định), tác phẩm: Hát lời xưa ấy đi em, lời thơ: Cao Trọng Quế, biểu diễn: Chí Cường.
5. Nhạc sĩ Lê Đăng Vệ (Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh), tác phẩm: Về Ninh Bình nghe hát Chầu văn, biểu diễn: Phương Anh - Lưu Hồng Nhung - Thanh Tâm.
6. Nhạc sĩ Lê Điền Sơn (Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi), tác phẩm: Về đây với biển, biểu diễn: La Anh Thư.
7. Nhạc sĩ Võ Cường (Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Đăk Nông), tác phẩm: Bao giờ anh về, biểu diễn: Thùy Vi.
8. Nhạc sĩ Thanh Bình (TP Hồ Chí Minh), tác phẩm: Đất nước và cánh sóng, lời thơ: Huệ Triệu, biểu diễn: Hoàng Yên.
9. Nhạc sĩ Cao Nam Cương (Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Đăk Nông), tác phẩm: Tiếng vọng đại ngàn, biểu diễn: Thanh Kiều.
10. Nhạc sĩ Đinh Quang Trung (Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Lạng Sơn), tác phẩm: Gửi lại lời thương, biểu diễn: Huyền Trang.
11. Nhạc sĩ Trịnh Tuấn Khanh (Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam (TP. Đà Nẵng), tác phẩm: Lãng đãng Hồ Tây, lời: Thuận Tình, biểu diễn: Thanh Yên.
* Tặng Bằng khen cho các đơn vị đã đóng góp xuất sắc trong Liên hoan:
1. Phòng Quản lý Văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình.
2. Phòng Tổ chức - Hành chính, Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình.
3. Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Bình.
4. Phòng Văn nghệ, Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh Ninh Bình.
5. Nhà hát Chèo Ninh Bình.
Thiếu tướng, Nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam phát biểu bế mạc Liên hoan, đã nhận xét:
“Với 4 ngày diễn ra Liên hoan chúng ta đã được đắm mình trong thế giới âm nhạc, đặc biệt đây là lần Liên hoan đông nhất. Ban tổ chức đã hết sức cố gắng để tăng thêm thời gian cho Liên hoan. Sau cuộc thi chúng ta đã học tập lẫn nhau, trao đổi được rất nhiều kinh nghiệm sáng tác và biểu diễn. Đây là một cố gắng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam và cũng là lần đầu tiên cho giới biểu diễn được thi và cả những người yêu âm nhạc chưa là hội viên được các chi hội giới thiệu tham gia. Liên hoan đã tạo ra một sân chơi rất bổ ích cho các nghệ sĩ chuyên nghiệp, hy vọng sau này sẽ có nhiều chi hội tham gia hơn, mong rằng tất cả các hội viên tiếp tục sáng tác và biểu diễn nhiều tác phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của công chúng trong thời kỳ mới”.
* Một số tiết mục xuất sắc được chọn biểu diễn báo cáo bế mạc Liên hoan:
Bản làng em nhớ ơn Người, sáng tác: Tạ Duy Tuấn (Nhà hát ca múa nhạc Quân đội), biểu diễn: Hải Anh và tốp múa.
Sình Ca đợi chàng, sáng tác: Ngô Sỹ Tùng (Hà Giang), biểu diễn: Hoàng Dung.
Hoa Lư thành phố miền di sản, sáng tác: Ngọc Thuân (Ninh Bình), biểu diễn: Xuân Hòa – Xuân Đăng cùng tốp múa.
Hà Nội chiều mưa nhớ, thơ: Uyên Dung, nhạc: Trầm Tích (TP Hồ Chí Minh), biểu diễn: Uyên Dung.
Cõi thiêng, sáng tác: Đức Tân (Liên Chi hội Nhạc sĩ Quân đội), biểu diễn: độc tấu Cello: Hà Miên.
Vị tướng của lòng dân, sáng tác: An Hiếu (Quân đội), biểu diễn: Lê Xuân Hảo (Giải Nhất Sao Mai năm 2009).
Thương người lính đảo Trường Sa, sáng tác và biểu diễn: Lương Nguyệt Anh (Giải Nhất Sao Mai năm 2011).
Hoa đỏ tháng tư, thơ: Bùi Quốc Thắng, nhạc: Sỹ Nhâm (Cà Mau), biểu diễn: Xuân Đăng – Ngọc Duy cùng tốp múa.
Hào khí Điện Biên, sáng tác: Sỹ Hùng (Quảng Ngãi), biểu diễn: Nguyễn Thị Xuân Hòa.
Lời cha dặn, sáng tác: Phi Ưng (Gia Lai), biểu diễn: Phi Ưng – Y Sih
Nơi đất thiêng hùng vĩ, sáng tác: Đàm Cảnh Dương (Ninh Bình), biểu diễn: Lương Viết Đại cùng nhóm múa
Nhân sự kiện Bế mạc Liên hoan âm nhạc diễn ra đúng vào ngày 20 tháng 11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam, Ban Tổ chức tặng hoa chúc mừng các thày, cô giáo âm nhạc.