"Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" (Lời Hồ Chủ tịch)

07:00 AM, Thứ ba, 05/11/2024
172

Tác giả: Phan Đông Viên

 

9h sáng ngày 24/11/1946 - trước ngày Toàn quốc Kháng chiến 25 ngày, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất trong 1 ngày.

 

Tới dự có Hồ Chủ tịch, ông Trưởng Ban thường trực quốc hội Bùi Bằng Đoàn, một số Bộ trưởng, đại diện Chính phủ và khoảng 200 đại biểu các nhà hoạt động văn hóa toàn quốc.

 

Khai mạc hội nghị, Hồ Chủ tịch đã nêu rõ nhiệm vụ của văn hóa mới: Phải lấy hạnh phúc của đồng bào, sự nghiệp đấu tranh của dân tộc làm nội dung phản ánh, phải xây dựng nền văn hóa mới của Việt Nam theo 3 tính chất: Dân tộc, Khoa học, Đại chúng, đồng thời nêu rõ vị trí, ảnh hưởng của Văn hóa Nghệ thuật trong việc giáo dục thế hệ trẻ.

 

Hồ Chủ tịch khẳng định: "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi", đây cũng là tư tưởng ngời sáng của Người về nền văn hóa mới Việt Nam, tư tưởng đó vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay.

 

Chương trình buổi sáng 24/11/1946 tại nhà hát lớn Hà Nội chỉ diễn ra được nửa chừng vì có tin cấp báo quân Pháp sắp tấn công Hải Phòng, phần nửa sau của chương trình là phần thảo luận phải chuyển sang buổi chiều tại giảng đường trường Đại học Hà Nội.

 

Sau khi bế mạc Hội nghị, có nhiều bài viết ca ngợi sự thành công của Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, đặc biệt là ý kiến của các nhà hoạt động văn hóa, các văn nghệ sĩ và dư luận quần chúng trong nước và quốc tế hưởng ứng và tán thành nội dung của Hội nghị và những lời huấn thị của Hồ Chủ tịch.

 

Sự kiện đã diễn ra gần 80 năm, riêng phần âm nhạc có lẽ chỉ còn tìm được 2 ca khúc viết về sự kiện này: đó là bài Hồn văn việt của nhạc sĩ Trần Văn Nhi và Bài ca văn nghệ - nhạc của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, lời của Hạo Nhiên. Lược bỏ những câu chữ theo văn phong thời bấy giờ, ta vẫn nhận thấy nội dung tích cực thấm nhuần tinh thần của Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất.

 

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc./.

 

 

Chia sẻ:
facebook share
instagram share instagram share

Xem nhiều